HT Thích Thiện Hoa
Phật học phổ thông

LES BASES FONDAMENTALES DU BOUDDHISME MAHAYANA
(traduction par l'INSTITUT DE RECHERCHE BOUDDHIQUE LINH-SON - Retraite 1997)

 
separateur.gif (356 octets) 

Khóa Thứ Nhất - Nhất Thừa Phật Giáo
 

Trở về Mục Lục  

Table de matière

Bài Thứ 4

  Leçon 4

Quy Y Tam Bảo

Prendre Refuge
auprès des Trois Joyaux
(Sarana - gamana - triratna)

A- Mở Ðề: A- Introduction

Cảnh giới Ta bà của chúng ta là một cảnh giới đầy mê mờ và dục vọng. Chúng ta đang lặn hụp trong bể nước mắt củađau khổ và bùn nhơ của dục vọng, sống trôi lăn trong cảnh ấy, chúng ta khó thấy được bến bờ sáng sủa, yên ổn để lội vào. Thật là đáng thương cho thân phận con người chúng ta.

 

Nhưng bản nguyện chúng ta đâu có thế! Chúng ta, từ vô thỉ, ở nơi nguồn chơn vắng lặng, sáng suốt vô cùng. Vì một niệm bất giác, khởi vô minh vọng tưởng, nên chúng ta bị quay cuồng trong sanh tử, trôi nổi trong ba cõi sáu đường.

 

Vậy thì trong chúng ta ai là người không muốn thoát ra khỏi cõi đen tối, sầu đau này, để dược trở về nguồn trong sáng, an vui?. Nhưng làm sao để thoát ra được? Ai sẽ là kẻ rủ lòng thương để đưa đường chỉ lối cho chúng ta? Ai là người có đủ phương pháp thần diệu để giúp chúng ta ra khỏi sinh tử luân hồi?

- Ðấng cao cả sáng suốt và đầy đủ năng lực ấy không ai khác hơn là Ðức Phật Thích Ca Mâu Ni, người đã chứng quả bất sanh, bất diệt; và chỉ có Giáo pháp của Ngài mới cứu được chúng sanh ra khỏi vô thường đau khổ.

Vậy chúng ta còn ngần ngại gì nữa mà chẳng chịu quy y Tam-Bảo.

Le monde Sabà qui est le nôtre, est un monde rempli d'illusions et de désirs. Nous nous débattons dans l'océan des larmes de la souffrance et dans la fange des désirs. Vivant ainsi ballotés par les flots, nous apercevons avec difficulté la rive lumineuse et sereine vers laquelle nous devrions nager. Quelle pitié que la condition humaine !

Cependant, notre nature ne peut pas être ainsi faite. Depuis les temps sans  commencement, nous résidions à l'origine dans une Vraie source de sérénité et de lumière infinie. C'est par suite d'une pensée sans clairvoyance d'où se déclenchent l'ignorance et l'illusion, que nous sommes tournés et retournés dans le tourbillon des naissances et des morts, flottant à la dérive dans les Trois Mondes (monde du désir, monde de la forme et le monde du sans forme) et les six Chemins (le monde des Devas, les Asuras, les Humains, l'Enfer, les Esprits et démons, les Animaux).

Aussi, quel est celui d'entre nous qui n'aspirerait pas à sortir de ce monde des ténèbres et des souffrances, pour retrouver la Source de Lumière et de Félicité ?

Cependant comment pourrons-nous nous libérer ? Quel être miséricordieux nous montrera-t-il la Voie ? Quel est celui qui dispose assez de moyens merveilleux pour nous aider à sortir du Cycle des renaissances ?

Cet être supérieur qui possède la Clairvoyance, qui détient la toute puissance dans sa plénitude,  n'est nul autre que le Bouddha Sakyamuni. C'est celui qui est parvenu à l'état non-né, non-détruit. Celui dont l'enseignement est le seul qui puisse délivrer les créatures vivantes de l'impermanence, des souffrances.

Alors pour quelle raison hésiterions-nous encore à Prendre Refuge auprès des Trois Joyaux ?

B- Chánh Ðề B- Développement
I - Ðịnh Danh Và Giải Nghĩa.

1- Quy-y nghĩa là gì?

Quy là trở về; Y là nương tựa, Quy-y là trở về nương tựa nơi mà mình đã vì si mê, phóng đãn lià bỏ ra đi, như đứa trẻ khờ dại đã rời bỏ cha mẹ để ra đi trong hoan phá, bây giờ biết sự dại khờ do kinh nghiệm khổ đau, quay trở về
nương tựa lại dưới bóng hạnh phúc và yêu thương của cha mẹ. Chữ Quy-y nguyên dịch nghĩa là kính vâng hay phục tòng.

2- Tam bảo nghĩa là gì?

Tam bảo là ba ngôi báu: PHẬT, PHÁP, TĂNG.

Ở thế gian, vàng bạc, ngọc ngà và danh vọng là quí báu. Nhưng sự thật, vàng bạc, danh vọng đâu có cứu được con người khỏi khổ, sống, già, bịnh, chết, mà lắm khi còn làm cho con người thêm khổ nữa! Còn Phật, Pháp, Tăng thì có đủ năng lực dắt dẫn con người ra khỏi những cái khổ nói trên. Bỡi thế, người đời mới tôn sùng Phật Pháp, Tăng là ba ngôi báu (Tam Bảo).

a) PHẬT: Chữ Phật do chữ Phạn Bouddha phiên âm ra. Tàu dịch là Giác Giả nghĩa là: Bực đã giác ngộ sáng suốt hoàn toàn về ba phương diện: Tự giác, giác tha, giác hạnh viên mãn.

b) PHÁP: Pháp là do chữ Phạn Dharma mà dịch nghĩa ra. Pháp là phuơng pháp tu hành mà Phật đã phát huy ra để diệt trừ mọi mê muội, khổ đau và chứng được quả Phật. Ba Tạng Kinh Ðiển đều gọi chung là Pháp.

c) TĂNG: Tăng hay Tăng già là do chữ Phạn Shanga mà phiên âm ra; Tàu dịch là: Hòa hợp chúng, nghĩa là một đoàn thể tu hành từ bốn người sắp lên, cùng nhau sống chung một chỗ, đồng giữ giới luật cu Phật, đồng chia sớt cho nhau một cách hòa thuận những gì đã thâu nhận được, từ vật chấc đến tinh thần.

 

3- Quy-y Tam-bảo là thế nào?

- Quy-y Tam-bảo là trở về nương tựa ba ngôi báu: PHẬT, PHÁP, TĂNG.

Tại sao phải Quy-y Phật? - Vì Phật là đấng hoàn toàn sáng suốt, từ bi vô lượng, phước huệ vô biên, đức hạnh viên mãn; - Vì Phật là người dẫn đường vĩ đại nhất, đã có cái kinh nghiệm bản thân thoát ra ngoài vòng sanh tử để chứng Ðạo.

Tại sao quy-y Pháp? - Vì chỉ có phương pháp của Phật là đầy đủ công năng để đưa chúng ta qua khỏi bể khổ, đến bờ giải thoát.

Tại sao lại quy-y Tăng? - Vì Tăng là người đã hy sinh gia đình, tiền của, danh vọng... để tình nguyện theo Phật dắt dẫn chúng sanh trên đường Ðạo.

 

I- DEFINITIONS ET EXPLICATIONS :

1. Que signifie la Prise des Refuges ?

C'est littéralement, revenir et s'abriter. C'est revenir au lieu que notre ignorance et nos égarements nous ont fait quitter, et y chercher refuge. Tel l'enfant prodige, qui s'est enfin aperçu de ses fautes, à travers l'expérience de la souffrance, revient chercher l'abri, le bonheur et l'affection de la demeure paternelle. L'expression est la traduction chinoise du terme NAMO du sanscrit. Elle a aussi le sens d'hommage respectueux, de soumission.

2. Que signifie les Trois Joyaux ?

Les Trois Joyaux  désignent le Bouddha, la Doctrine, l'Ordre des Moines. En ce monde, ce que les humains considèrent comme précieux, ce sont l'or, l'argent, les pierres précieuses, l'ivoire, les honneurs... Cependant en réalité richesse et honneurs ne nous préservent pas de ces maux que sont l'existence, la vieillesse, la maladie, la mort.

Bien souvent au contraire, ils sont encore la source d'autres souffrances, alors que le Bouddha, sa Doctrine, son Ordre de moines peuvent nous faire échapper à toutes ces peines dont nous venons de parler. C'est la raison pour laquelle les hommes entourent les Trois Joyaux de leur vénération.

a) Le Bouddha. Le terme Bouddha provient du sanscrit. Les chinois le traduisent par l'expression Celui qui sait. Les français par l'éveillé. Ces expressions ou termes désignent Celui qui est parvenu à la Sagesse parfaite, laquelle réunit la sagesse vertueuse complète.

b) La Doctrine. C'est la traduction du terme sanscrit Dharma. La Doctrine est l'ensemble des règles et pratiques religieuses énoncées par Bouddha et qui permettent d'anéantir tout aveuglement, toute souffrance, et d'atteindre à l'éveil. Les Trois Canons bouddhiques (Tripitaka-sermons, le vinaya-code de discipline, l'abhidharma-commentaires) constituent, ensemble, la Doctrine.

c) L'Ordre des moines. C'est la traduction du terme sanscrit Sangha que les Chinois désignent par Groupe de personnes en communion de vie et de pensées. L'Ordre peut être formé à partir de tout groupement de plus de quatre membres, vivant en même lieu, observant tous ensemble les règles de discipline du Bouddha, partageant, entre eux en concorde, tout ce qu'ils ont pu recueillir ou acquérir dans les domaines tant temporel que spirituel.

3. Pourquoi prendre les Refuges auprès des Trois Joyaux ?

Prendre les Refuges auprès des Trois Joyaux c'est revenir se réfugier auprès du Bouddha, de la Doctrine et de l'Ordre des Moines. Pourquoi prendre refuge auprès du Bouddha ? Parce que Bouddha est la lumière Transcendante, la Charité Infinie, le Bonheur sans limites, la Vertu complète, parce que le Bouddha est le plus grand des Guides, celui qui, par sa propre recherche, s'est libéré du Cycle de Renaissance pour montrer la Voie.

Pourquoi prendre refuge auprès de la Doctrine ? Parce que seules les règles énoncées par Bouddha ont plein pouvoir de nous faire traverser l'Océan de la souffrance et aborder au rivage de la délivrance.

Pourquoi prendre refuge auprès de l'Ordre des Moines ? Parce que l'Ordre comprend des hommes qui ont renoncé aux attaches familiales, aux richesses et aux honneurs, et se sont engagés à représenter Bouddha pour conduire les êtres vivants dans la Voie.

II- Ba Bực Tam Bảo

Tam Bảo có ba bực:
- Ðồng thể Tam bảo,
- Xuất thế gian Tam bảo,
- Thế gian trụ trì Tam bảo.

1 - Ðồng Thể Tam Bảo

a) Ðồng Thể Phật Bảo: tức là nói tất cả chúng sanh cùng chư Phật dồng một thể tánh sáng suốt.

b) Ðồng Thể Pháp Bảo: tức là nói tất cả chúng sanh cùng chư Phật đồng một pháp tánh từ bi bình đẳng.

c) Ðồng Thể Tăng Bảo: tức là nói tất cả chúng sanh cùng chu Phật đồng một thể tánh thanh tịnh, sự, lý hòa hợp.

2 - Xuất Thế Gian Tam Bảo

a) Xuất Thế Gian Phật Bảo: là chỉ cho Ðức Phật Thích Ca Mâu Ni, Ðức Phật A-Di-Ðà, Chư Phật trong mười phương ba đời, đã tự giải thoát ra khỏi sự ràng buộc của thế gian.

b) Xuất Thế Gian Pháp Bảo: là chỉ cho Chánh pháp của Phật, có công năng làm cho chúng sanh thoát khỏi sự ràng buộc của thế gian, như Tứ-đế, Thập-nhị nhân-duyên, Lục -độ v.v...

c) Xuất Thế Gian Tăng Bảo: là chỉ cho các vị Thánh-Tăng đã thoát ra ngoài sự ràng buộc của thế gian như đức QuánThếÂm, Ðại Thế Chí, Văn Thù, Ca-Diếp, A-Nan v.v...

3- Thế Gian Trụ Trì Tam Bảo

a) Thế Gian Trụ Trì Phật Bảo, là chỉ cho XaLợi của Phật, tượng Phật đức bằng kim khí, chạm trổ bằng danh mộc, tô bằng đất, đắp bằng xi măng, thêu bằng vải, hay vẽ trên giấy.

b) Thế Gian Trụ Trì Pháp Bảo, là chỉ cho ba tạng Giáo điển: Kinh, Luật, Luận viết hay in trên giấy, trên vải trên lá buôn v.v...

c) Thế Gian Trụ Trì Tăng Bảo, là chỉ các vị TỳKheo, TỳKheoNi tu hành chơn chánh, đạo đức trong sạch, giới luật trang nghiêm trong hiện tại.

 

II-  TROIS DEGRES DES TROIS JOYAUX.

1. Le premier degré est celui de l'unicité substancielle.

L'unicité de Bouddha exprime l'idée que les Bouddhas et toutes les créatures sont d'une même essence spirituelle lumineuse.

L'unicité de la Doctrine exprime l'idée que les Bouddhas et toutes les créatures sont dépositaires, d'un même fonds de vertu, fait de charité et d'égalité.

L'unicité de l'Ordre des moines exprime l'idée que les Bouddhas et les créatures ont les mêmes aspirations vers la pureté, la communion en actions et en pensées.

2. Le second degré des Trois Joyaux est celui qui les situe en dehors du monde sensible.

a) A ce degré, nous pouvons concevoir Sakyamuni, Anuda  et tous les Bouddhas qui peuplent les Trois Temps dans les Dix Directions comme ayant eux-même brisé l'enchaînement au monde terrestre.

b) A ce degré, la Doctrine est la voie juste tracée par le Bouddha, celle qui permet aux créatures vivantes d'échapper aux entraves de ce monde grâce aux Quatre Nobles Vérités, à la Chaîne des Origines Interdépendantes, aux six Vertus Sublimes, etc...

c) A ce degré, l'Ordre des Moines est celui des Sages qui ont pu se débarrasser des attaches du monde, comme Avalokitesvara, Mahasthamaprapta, Mandjusri, Kasyapa, Ananda, etc...

3. Le troisième degré des Trois Joyaux est celui où ils sont perceptibles, en d'autres termes c'est leur aspect temporel et figuratif dans le monde.

a) Le Bouddha temporel est représenté par les reliques, les statues de Bouddha en métaux, sculptées en bois, en terre modelée, les effigies brodées sur tissus, dessinées sur papier.

b) La Doctrine temporelle désigne les Trois séries de Recueils canoniques : Sutra (Sermons), Vinaya (Code de discipline), Abhidharma (Commentaires) manuscrits ou imprimés sur papier, sur toile, sur feuilles de latanier etc...

c) L'Ordre séculier groupe tous les religieux qui suivent actuellement la Voie dans la dignité, la pureté, et observent rigoureusement la discipline.

 

III- Sự Quy y Tam Bảo

Sau khi đã hiểu rõ thế nào là Quy-y Tam bảo, tất nhiên phải thực hành sự hiểu biết ấy.Thực hành bằng sự tướng cung kính, vâng theo Tam-bảo, như thế gọi là sự quy-y Tam-bảo.

1 - Sự Quy-Y Phật: Hằng ngày chúng ta phải nhớ tưởng luôn đến Phật, niệm danh hiệu Phật, chiêm ngưỡng tượng Ngài, và nguyện suốt đời theo bước chân Ngài, ấy là sự quy-y Phật.

2 - Sự Quy-Y Pháp: Hằng ngày tụng đọc Kinh, Luật, Luận; sớm hôm hai thời công phu, tìm hiểu nghĩa lý thâm huyền của Pháp bảo. Khi đọc tụng Kinh điển tâm trí ta không nghĩ xằn bậy, không nhớ tưởng những việc không hay, không bàn mưu tính kế để lợi kỷ, tổn nhơn. Chúng ta trừ bỏ được dục vọng, tâm trí được sáng suốt, an lành, thanh tịnh.

3- Sự Quy-Y Tăng: Thế gian thường nói: "Trọng Phật, phải kính Tăng". Cho nên, nếu chúng ta thành tâm thờ Phật bao nhiêu, thì chúng ta phải thật dạ kính Tăng bấy nhiêu. Người thực hành sự quy-y Tăng, hễ thấy người đầu tròn áo vuông, chân chính
tu hành, giữ gìn giới luật, thì liền kính nể, quý trọng, xem như đó là vị đại diện cho Ðức Phật. Làm như thế là sự quy-y Tăng.

Tóm lại, thờ Phật, tụng Kinh, giữ Giới, nghiên cứu Phãt pháp, kính trọng Tăng già chân chính, dó chính là sự quy-y tam-bảo.

 

III- PRISE DE REFUGES EXTERIEURE

Quand on a compris le sens de la Prise des Refuges auprès des Trois Joyaux, on a naturellement le devoir de mettre cette connaissance en pratique. Mettre en pratique la Prise des Refuges consiste à vénérer les Trois Joyaux, à se conformer aux règles qu'ils édictent. C'est la Prise de Refuges extérieure.

1. Prise de Refuge extérieure auprès du Bouddha: Chaque jour nous devons penser à Bouddha, réciter ses Noms et Titres, contempler son effigie, accomplir d'un coeur fervent et respectueux les rites de son Culte, nous engager à suivre durant toute notre existence ses Pas dans la Voie qu'il a tracée.

2. Prise de Refuge extérieure auprès de la Doctrine: Chaque jour, matin et soir, nous devons lire et réciter les Ouvrages canoniques, Sutra, Vinaya, Abhidharma. Nous devons chercher à pénétrer le sens profond du Joyau de la Doctrine. Dans le cas où nous en serions incapables, la simple récitation incantatoire aura encore un rôle bénéfique. La récitation nous permettra de bannir de notre esprit des mauvaises pensées, des calculs sordides égoïtes ou nuisibles. Nous pouvons supprimer nos illusions. Notre intelligence sera mieux éclairée, notre coeur calmé, purifié.

3. Prise de Refuge extérieure auprès de l'Ordre des moines. Un dicton usuel s'exprime ainsi : Si on vénère Bouddha, on doit respecter les Moines. Autant nous adorons d'un coeur sincère Bouddha, autant nous devons respecter sincèrement les moines. Pratiquer la Prise de Refuge extérieure auprès de l'Ordre c'est manifester beaucoup d'égards pour ceux qui, le crâne rasé, revêtus de la robe aux larges plis, suivent la Voie avec dignité et droiture, observant strictement les préceptes, comme représentants de Bouddha.

En résumé, rendre le culte aux reliques et aux effigies de Bouddha, réciter les textes, observer l'éthique morale, approfondir la Doctrine, respecter les vrais membres de l'Ordre, c'est pratiquer la Prise de Refuges extérieure auprès des Trois Joyaux, ou, pour parler plus simplement, c'est suivre la Voie du Bouddha.

IV- Lý Quy y Tam Bảo

Lý là bên trong. Lý quy-y Tam-bảo nghĩa là quy-y Tam-bảo trong tâm chúng ta. Nếu chúng ta chỉ thực hành sự quy-y, chỉ dong ruổi theo Tam-bảo bên ngoài, mà quên lý quy-y, nghĩa là quên Tam-bảo bên trong tâm chúng ta, thì chúng ta chưa thực hành đúng nghĩa Tam-quy. Thật thế, bên trong tâm chúng ta cũng có đủ Tam-bảo. Chúng ta cần thực hành lý quy-y, hay Tam Tự Quy-Y:

1- Tự Quy-Y Phật: Tự nghĩa là mình đối với tự tâm mình. Tư quy-y Phật là mình tự trở về với Phật tánh sáng suốt của tâm mình, - Vâng mỗi người đều có Phật tánh, và đều có thể thành Phật. Ðó là lời Phật Thích Ca đã dạy. Nhưng Phật tánh ấy bị mê lầm, vọng tưởng che lấp. Vọng tưởng như mây mờ, Phật tánh như trăng. Mây mờ có thể che khuất, chứ không thể tiêu diệt được trăng sáng. Phật tánh chúng ta bị vọng tưởng vô minh che lấp sâu kín đến đâu cũng vẫn thường còn. Vậy thì sao chúng ta
lại bỏ quên Phật tánh của chúng ta, mà chỉ chạy theo cầu khẩn Phật bên ngoài; như đứa "cùng tử" có viên ngọc quý, cha mẹ đã giấu sẵn trong chéo áo mà nó không biết, lại đi xin ăn cùng khắp mọi nơi!

2- Tự Quy-Y Pháp: nghĩa là vâng theo pháp tánh của mình. Trong tâm ta có đủ tất cả các Pháp: Từ-bi, Trí-tuệ, Bình đẳng, Sáng-suốt, Nhẫn-nhục, Tinh-tấn... chúng ta cần phát huy những đức tánh ấy và hành động theo chúng, tuân theo chúng. Như
thế là Tự Quy-Y Pháp.

3- Tự Quy-Y Tăng: nghĩa là vâng theo Thầy trong tâm mình, Thầy trong tâm mình là đức tánh hòa hợp thanh tịnh của mình, như Tăng già là hiện thân của sự hòa hợp thanh tịnh bên ngoài. Bấy lâu vì mình mê muội, không nhận thấy được ông Thầy trong tâm, nay nhờ Phật chỉ dạy, mình nhận thấy được ông Thầy thanh tịnh ấy, thì mình phải quy-y Thầy của mình trước đã chứ!

Nói tóm lại, mình phải nương tựa, quay về với Phật trong tâm mình là tánh sáng suốt; với Pháp trong tâm mình là các đức tính Từ-bi, Hỷ-xả v.v..., với Tăng trong tâm mình là sự hòa hợp, thanh tịnh của bản tâm. Như thế là Lý Quy-Y Tam-bảo.

 

IV- PRISE DES REFUGES INTERIEURE AUPRES DES TROIS JOYAUX

Elle signifie la pratique des refuges à l'intérieur de nous-mêmes. Si nous nous contentons de nous livrer à la prise des refuges extérieure, nous n'en aurons pas encore exactement saisi tout le sens, car les Trois Joyaux sont en nous. Il est indispensable que nous pratiquions la Prise des Refuges intérieure, du fond de notre être,  que nous rendions le culte à Bouddha, que nous observions la Doctrine,  et que nous vénérions l'Ordre.

1. Prise de refuge intérieure auprès de Bouddha: Nous nous adressons à nous-mêmes. C'est revenir à notre nature lumineuse de Bouddha. En effet, chacun de nous porte en soi cette nature de Bouddha, et chacun de nous peut devenir un Bouddha. C'est précisément l'enseignement du Bouddha Sakyamuni. Seulement, cette nature de Bouddha est cachée par nos erreurs, nos illusions. Les illusions et les erreurs sont pareilles aux nuages et à la brume. La nature de Bouddha est comparable à la lune brillante. Les nuages et la brume peuvent voiler la lune, mais non pas la faire disparaître.

Si épaisses que soient les ténèbres tendues par notre ignorance, nos illusions, la nature de Bouddha demeure toujours en nous. Pourquoi, dans ces conditions, oublier cette nature originelle et nous borner au seul culte extérieur ? Nous agirions alors comme cet enfant prodigue qui ignore la pierre précieuse cachée auparavant par ses parents dans les plis de ses vêtements et qui s'en va mendier partout l'aumône.

2. Prise de Refuge intérieure auprès de la Doctrine : C'est suivre notre propre Doctrine naturelle. En nous-mêmes, existent toutes les vertus bouddhiques, l'amour, la compassion, la sagesse, l'égalité, la patience, l'énergie... Nous devons générer ces vertus et agir selon elles. Cela s'appelle prise de refuge intérieure auprès de la Doctrine.

3. Prise de Refuge intérieure auprès de l'Ordre des Moines : C'est obéir au Maître qui est en nous. Ce maître qui est en nous, ce sont nos penchants vers la pureté, la concorde. Les moines représentent la manifestation, extérieure à nous, des mêmes penchants. Depuis longtemps, nos égarements ne nous ont pas permis de décaler notre Maître intérieur. A présent, que l'enseignement de Bouddha nous a appris l'existence de ce Maître calme et pur, n'est-ce-pas auprès de lui que nous devons prendre refuge en premier lieu ?

Bref, nous devons revenir prendre refuge auprès du Bouddha qui est en nous, notre principe lumineux, auprès de notre Doctrine c'est-à-dire les vertus telles que l'amour, la compassion, la sympathie, l'équanimité, etc... auprès de notre Ordre personnifiant la concorde, la pureté de l'essence originelle. C'est ainsi la Prise des Refuges intérieures auprès des Trois Joyaux.

V- Nghi Thức Quy Y

Sau khi chúng ta đã hiểu rõ SỰ và LÝ Quy-y rồi, chúng ta cũng cần biết qua nghi thức của lễ Quy-y.

1- Trưóc Tiên Phải Gội Rửa Thân Tâm Cho Trong Sạch.

Quy-y là buổi lễ quan trọng nhất trên đường tu tập của chúng ta. Nó là cuộc khởi hành để đi đến mục đích giải thoát, vì thế chúng ta không thể xem thường, cử hành một cách bừa bãi được.

Khi muốn quy-y, chúng ta phải y-phục chỉnh tề, sắm khay lễ thỉnh chư Tăng đến trai dường, đảnh lễ và cầu xin chư Tăng rủ lòng Từ-bi truyền trao quy-giới cho mình.

Trước ngày hành lễ, thân tâm chúng ta phải được gội rửa trong sạch. Ta tắm rửa sạch sẽ ăn mặc chỉnh tề. Ðó là về thân; còn về tâm thì ta phải ba phen sám hối, cho ba nghiệp được thanh tịnh. Nhờ sự tẩy gội cả trong lẫn ngoài ấy, ta mới xứng đáng đón nhận Pháp thanh tịnh cao quý của Tam-bảo.

2- Phát Nguyện.

Ðến giờ quy-y, chúng ta phải qùy xuống; theo lời hướng dẫn của chư Tăng, chí thành phát nguyện:

- Ðệ tử suốt đời quy-y Phật.
- Ðệ tử suốt đời quy-y Pháp.
- Ðệ tử suốt đời quy-y Tăng.

Sau khi phát nguyện Tam-quy rồi, người phát nguyện tin chắc rằng mình đã gieo hạt giống giải thoát, thế nào cũng sẽ gặt được kết quả tốt là thoát ly ba đường ác: Ðịa-ngục, Ngạ-quỷ, Súc-sanh. Vì thế người quy-y liền nói tiếp ba lần:

- Ðệ tử quy-y Phật rồi, khỏi đọa địa ngục.
- Ðệ tử quy-y Pháp rồi, khỏi đọa ngạ quỷ.
- Ðệ tử quy-y Tăng rồi, khỏi đọa súc sanh.

Thế là trọn vẹn Tam-quy và Tam-kiết.

Ðể bảo tồn lý tưởng cao cả của mình và giữ vững đức tin trên đường Ðạo, người quy-y tự nguyện một cácg mạnh mẽ và thành khẩn:

- Ðệ tử quy- Phật, nguyện trọn đời không quy y thiên, thần, quỷ, vật.
- Ðể tử quy-y Pháp, nguyện trọn đời không quy-y ngoại đạo, tà giáo.
- Ðệ tử quy-y Tăng, nguyện trọn đời không quy-y tổn hữu ác đảng.

Như thế là lễ quy-y đã hoàn tất. Người Tín đồ chỉ còn việc làm theo đúng những lời mình đã phát nguyện và đã tuyên thệ trước Tam-bảo.

 

V- CEREMONIAL DE LA PRISE DES REFUGES :

Nous savons, à présent, en quoi consiste la Prise des Refuges extérieure et intérieure auprès des Trois Joyaux. Il est utile que nous sachions  purifier  notre corps et notre esprit.

La Prise des Refuges est la plus importante des cérémonies sur le chemin de notre vocation bouddhique. C'est le point de départ vers la délivrance, aussi ne devons-nous pas la considérer comme tout à fait ordinaire et à la légère.

Au moment choisi pour la Prise des Refuges, nous aurons lavé notre corps et purifié notre esprit. La toilette, les soins corporels et la correction des vêtements concernant le corps. Pour l'esprit, nous devons, par trois fois, nous consacrer au repentir pour purifier nos trois sortes de volitions (actions volontaires provenant du corps, de la parole et de l'esprit). Ce n'est qu'une fois, ces soins et actes accomplis et achevés que nous serons prêts à recevoir la consécration solennelle, la haute pureté des Trois Joyaux.

Les Voeux : A l'heure de la Prise des Refuges, sur l'indication des Moines officiants, nous nous prosternons et prononçons, avec toute notre ferveur les trois voeux ci-après :
   - Moi, Disciple, je forme serment de prendre refuge auprès du Bouddha.
   - Moi, Disciple, je forme serment de prendre refuge auprès de la Doctrine.
   - Moi, Disciple, je forme serment de prendre refuge auprès de l'Ordre des Moines.

Une fois ces voeux prononcés, le fidèle éprouve la conviction absolue qu'il a jeté la semence de la Délivrance, qu'il en récoltera le fruit lui permettant d'échapper aux trois mauvais chemins : l'enfer; les esprits faméliques, le monde animal. Aussi, le fidèle fait-il ses voeux des formules suivantes :

   - Moi, Disciple, J'ai pris refuge auprès du Bouddha et j'échappe à l'enfer.
   - Moi, Disciple, J'ai pris refuge auprès de la Doctrine et j'échappe aux esprits faméliques.
   - Moi, Disciple, J'ai pris refuge auprès de l'Ordre des Moines et j'échappe au monde animal.

Le rite des Trois Voeux d'obédience et des trois Entraves, est dès lors accompli. Dans le but de préserver leur haut idéal et de maintenir solide leur foi dans la Voie, le fidèle prononce ensuite, d'une voix ferme et pleine de ferveur, les serments ci-dessous

- Moi, Disciple qui ai pris refuge auprès du Bouddha, je forme serment de ne jamais demander assistance, durant toute ma vie, ni au ciel, ni aux génies, ni aux esprits, ni aux créatures inférieures.

- Moi, Disciple qui ai pris refuge auprès de la Doctrine, je forme serment, durant toute ma vie, de ne jamais faire acte d'obédience aux autres religions et croyances.

- Moi, Disciple qui ai pris refuge auprès de l'Ordre des Moines, je forme serment, durant toute ma vie, de ne suivre aucune secte ni société religieuse d'aucune sorte.

Ainsi la cérémonie de la Prise des Refuges est complètement terminée. Le fidèle n'a plus qu'à tenir les serments et voeux qu'il a prononcés.

VI- Lợi Ích Của Quy Y Tam Bảo

1- Khỏi đi lạc đường đòi vào nơi tăm tối.

Như chúng ta đã thấy ở đoạn mở đầu bài này, chúng ta đang lặng hụp trong biển khổ, đang bơ vơ lạc lỏng giữa đêm tối mênh mông. Trong hoàn cảnh bi đát như thế, nếu không thấy được những phương tiện để đi đến, không có những bậc Thầy để dìu dắt đến, thì chúng ta sẽ quay cuồng mãi mãi trong biển sanh tử luân hồi. Cái đích sáng ấy là Ðức Phật, những phương tiện ấy là Pháp, và những bậc Thầy dìu dắc ấy là Tăng. Khi chúng ta đã biết có những sự quý báu như thế mà không nắm bắt lấy, thì chẳng khácgì người sáp chết đuốiụ thấy cái bè gỗ trôi qua mà lại dại khờ xua đẩy nó ra. 

Sự quy-y chính là một cách bám víu vào cái bè Tam-bảo mà Phật đã chế ra để cứu vớt những kẻ sắp chết duối trong biển đời là toàn thể chúng ta.

2- Khi đã phát nguyện quy-y, mình dễ giữ đúng lời đã hứa, vì có sự chứng minh của Chư Phật và Chúng Tăng.

Có người nói: "Tôi tôn sùng Ðức Phật, vì biết Ngài là một Ðấng sáng suốt hoàn toàn; Tôi trọng trọng Pháp vì biết Pháp Phật có đủ năng lực đưa người đến giải thoát; tôi kính Tăng vì biết đấy là những vị đại diện cho Ðức Phật. Biết như thế cũng đủ, cần gì phải làm lễ phát nguyện quy-y?"

Nói như thế là chưa hiểu giá trị về phương diện tâm lý của lời hứa, lời thề trước mặt người khác. Khi chúng ta đã hứa với ai một điều gì, mà nuốt lời hứa, thì tâm hồn chuíng ta bức rức, hối hận không an. Ðã hứa tất có bổn phận làm trọn lời hứa, nếu thất lời hứa, tất ta sẽ tự khinh ta. Nhất là khi lời hứa, lời nguyện ấy lại cử hàng trong một khung cảnh trang nghiêm trước Ðiện Phật, trên có sự chứng tri của Chư Phật, dưới có sự chứng tri của chư Tăng, chung quanh có sự hộ niệm của những thân bằng
quyến thuộc; phát nguyện trong khung cảnh ấy, tất nhiên chúng ta khó lòng mà trái lời nguyện hay xao lảng được.

VI- UTILITE DE LA PRISE DES REFUGES :

1) La Prise des Refuges nous évite de nous égarer, de nous engager dans le chemin des ténèbres.

Comme nous l'avons vu au début de cet exposé, l'humanité est en train de se débattre dans l'Océan de la souffrance, d'errer au milieu de la nuit noire sans fin. Devant une situation aussi tragique et douloureuse, si nous n'avons aucune lumière pour nous orienter, si nous ne disposons d'aucun moyen pour diriger, si nous n'avons aucun Maître pour nous guider, nous serons éternellement entraînés dans le Cycle des Renaissances.

Cette lumière que nous avons, c'est Bouddha, ce moyen, c'est sa Doctrine, et ces Maîtres qui nous guident, c'est l'Ordre des Moines. Du moment que nous avons appris à connaître les Trois Joyaux et que nous ne sollicitons pas leur secours, ne serions-nous pas semblables à ces gens qui, sur le point de se noyer et voyant un radeau de bois passer à côté d'eux, le repousseraient sottement ?

La Prise des Refuges est précisément l'acte par lequel nous nous accrochons au radeau des Trois Joyaux que Bouddha a créé pour sauver tous ceux qui se noient dans l'Océan de la vie, c'est-à-dire l'humanité.

2) En s'engageant dans la Prise des Refuges, nous serons plus résolus à tenir nos promesses, car nous les aurons faites en présence des Bouddhas et des Moines. D'aucuns dirent: J'adore Bouddha car je sais qu'il est la lumière parfaite. Je me conforme à la Doctrine, car je sais qu'elle a le pouvoir de me conduire vers la délivrance. Je vénère l'Ordre, car je sais qu'il est le représentant de Bouddha. Tout cela n'est-il pas suffisant, pourquoi faut-il encore que je célèbre la Prise des Refuges ?

Ceux qui tiennent de tels propos ignorent, sans doute, la valeur du facteur psychologique, dans le cas de promesses solennellement accomplies devant témoins. Lorsque nous avons promis une chose à une personne et que nous ne tenons pas parole, notre seule conscience est, agacée, pleine de remords, troublée.

La promesse faite, nous avons le devoir de la tenir, si nous la répudions, nous n'avons nécessairement plus de respect pour nous-mêmes, surtout quand nous avons fait nos promesses, nos serments, au cours d'une cérémonie solennelle célébrée dans une ambiance de gravité, devant l'autel de Bouddha, en la présence, en haut, des Bouddhas, et au degré inférieur, des moines, avec autour de nous, nos parents, amis, et connaissances.

Dans un tel cadre, il nous serait difficile d'être parjures, ou même seulement de perdre de vue nos serments. Aussi, dès que nous avons compris combien précieux sont les Trois Joyaux, est-il de notre devoir de procéder solennellement à la Prise des Refuges.

C- Kết Luận: C- Conclusion

Khuyên tín đồ nên quy-y cả Sự lẫn Lý và tinh tiến trong sự quy-y

Chúng ta đã thấy, là Phật tử thì phải quy-y. Quy-y phải đủ Sự và Lý. Không nên hoàn toàn ỷ lại bên ngoài mà xao lảng bên trong. Cũng không nên hoàn toàn tự tôn tự trọng riêng mình mà khinh thị bên ngoài. Muốn quy-y thì trước tiên phải long trọng
làm lễ quy-y để đánh dấu bước đi đầu tiên của mình trên đường giải thoát. Lễ ấy như là lễ tiễn đưa một người ra đi nhận một nhiêm vụ mới. Nhưng một khi đã đặt chân lên đường, thì người ấy phải dong ruổi, quyết tiến mau cho đến đích, chứ không phải chần chờ, quay đi lộn lại một chỗ, hay rẽ qua một ngả khác. Ðã phát nguyện quy-y mà không theo dấu chân của Ðức Phật đã để lại, không soi vào gương sáng của Ðức Phật đã nêu cao, không theo giáo pháp mà rèn luyện tâm tánh; không giữ giới luật, không vâng lời nhắc nhở của Chư Tăng, như thế là tự lừa dối mình và lừa dối người khác, và cái tai hại lại càng lớn lao hơn cả không quy-y.

Trái lại, nếu chúng ta quy-y và thực hành đúng như lời đã phát nguyện thì con đường giải thoát dù xa, cũng sẽ có ngày thấy đích.

Xin hãy luôn luôn ghi nhớ lời nói cuối cùng của Ðức Phật:

- "Hãy tinh tiến lên để giải thoát!".

 

Chers fidèles, nous vous exhortons à procéder à la Prise des Refuges extérieure et intérieure et à progresser, avec énergie, dans cette voie. Comme nous l'avons vu, en tant que fils de Bouddha, nous devons prendre les Refuges, et les prendre extérieurement et intérieurement. Il ne faut pas compter uniquement sur la Prise des Refuges extérieures et négliger celle qui doit se pratiquer en soi.

Il ne faut pas non plus pécher par orgueil, n'accorder d'importance qu'à soi-même et dédaigner ce qui concerne l'extérieur. Pour la Prise des Refuges, il est indispensable de procéder tout d'abord, de façon solennelle, à la cérémonie rituelle, afin de bien marquer le premier pas sur le chemin de la délivrance.

Cette cérémonie a le sens d'une fête donnée à l'occasion du départ d'une personne pour une mission nouvelle. Cependant, une fois engagé dans la Voie, le fidèle doit s'armer de persévérance, s'avancer d'un pas ferme et rapide, afin d'atteindre au but le plus tôt possible, sans flâner en chemin, sans faire des tours et détours, ni prendre d'autres routes.

Lorsqu'on a prononcé les serments de la Prise des Refuges, si l'on ne suit pas la trace des pas laissés par le Bouddha, si l'on ne regarde pas l'exemple lumineux que le Bouddha avait montré, si l'on ne se soumet pas à la Doctrine afin de s'exercer l'esprit et le caractère, si l'on observe pas les préceptes d'éthique, ni les rappels à l'Ordre des Moines, on se sera menti à soi-même et aux autres. Les conséquences en seront encore plus désastreuses que si l'on n'avait pas pris les Refuges.

Au contraire, si nous avons procédé à la Prise des Refuges et tenu exactement nos serments, si longue que soit la Voie de la délivrance, nous parviendrons un jour au but. Souvenons-nous toujours de la dernière parole de Bouddha : Persévérez avec énergie et vous atteindrez à la Délivrance.

 separateur.gif (356 octets)