HT Thích Thiện Hoa
Phật học phổ thông

LES BASES FONDAMENTALES DU BOUDDHISME MAHAYANA
(traduction par l'INSTITUT DE RECHERCHE BOUDDHIQUE LINH-SON - Retraite 1997)

 
separateur.gif (356 octets) 

Khóa Thứ Nhất - Nhất Thừa Phật Giáo
 

Trở về Mục Lục  

Table de matière

Bài Thứ 3

  Leçon 3

Lược Sử Ðức Phật Thích Ca Mâu Ni
(từ thành đạo đến nhập Niết bàn)

Vie  et oeuvres du Bouddha Sakyamuni
(de l'éveil au Parinirvana)

A- Mở Ðề: A- Introduction

Trong bài trước chúng ta đã thấy Ðức Phật Thích Ca vì một đại nguyện lớn lao, vì một lòng từ bi vô bờ bến mà xuất gia tìm Ðạo. Ðại nguyện và lòng từ bi lớn lao ấy là:"cầu thành Phật quả để trên đền đáp bốn ơn sâu, dưới cứu vớt ba đường khổ".

Cho nên sau khi giác ngộ, Ngài không vội nhập Niết bàn, mà nghĩ ngay đến sứ mạng của Ngài là: Thay thế chư phật đời trước, tiếp tục chuyển mê khai ngộ cho tất cả mọi người.

Sứ mạng ấy Ngài biết trước không phải dễ dàng, vì cái Ðạo của Ngài thì cao thâm huyền diệu, mà chúng sanh căn cơ lại không đều, và từ muôn kiếp đã lặn hụp trong si mê lầm lạc, khó có thể nhận hiểu được ngay ý nghĩa cao thâm của Giáo lý Ngài. Chúng sanh từ lâu đời lâu kiếp quen sống trong bóng tối của si mê, ngày nay chắc không khỏi choá mắt, hoảng sợ khi tiếp xúc với ánh sáng bừng chói của trí tuệ. Nhưng Ngài xét biết rằng mặc dù sống trong tăm tối, nhưng mỗi chúng sanh đều có mầm Phật tánh, như hoa sen, mặc dù sống trong bùn tanh hôi, nhưng vẫn tỏa nhụy vàng thơm ngát. Ngài cương-quyết thực-hiện sứ mạng của mình.

1. Vouloir devenir Bouddha pour retourner sa reconnaissance aux quatre suprêmes bienfaits...

2. Le Bouddha pour cause d'un noble voeu a dû quitter sa famille pour trouver la Vérité...

3. Après la réalisation de la Voie, toujours pour le noble voeu que le Bouddha va propager le Dharma et convertir les êtres...

 

B- Chánh Ðề B- Développement
I - Sự Hóa Ðộ Rộng Lớn Và Cùng Khắp Của Ðức Phật 

 

Sứ mạng hóa độ của Ðức Phật, như chúng ta đã biết, thật nặng nề và khó khăn. Nhưng nhờ trí tuệ sáng suốt, lòng từ bi rộng sâu, nhờ tinh thần bình đẳng triẹt để và nhờ ý chí dũng mãnh không thối chuyển, mà Ðức Phật đã hoàn thành sứ mạng của mình một cách viên mãn. Trong khi hóa độ, Ngài đã dựa theo ba nguyên tắc sau đây:

a. Hòa độ theo thứ lớp căn cơ.

Khi bắt đầu đi truyền Ðạo, ý nghĩ trước tiên của Ngài là đến vườn Lộc Uyển tìm mấy người bạn đồng tu với Ngài trước kia để thuyết pháp. Mấy người bạn ấy là các ông: KiềuTrầnNhư, AùcBệ, ThậpLực, MaHaNam và BạcÐề. Bài thuyết pháp đầu tiên ấy là Tứ-diệu-đế. Năm vị nầy đều được khai ngộ, và trở thành 5 đệ tử đầu tiên của Phật.

Kế đó Phật thuyết luôn ba tháng cho 55 người Bà-la-môn, mà người đứng đầu là ông Da-Xá, 55 người nầy đèu xin qui y theo Phật, và hợp với 5 người trong nhóm ông KiềuTrầnNhư thành 60 đệ tử, 60 đệ tử này sau khi giữ đúng giới luật, được Phật thọ-ký cho đi truyền Ðạo khắp nơi.

Ðức Phật rời vườn Lộc-uyển đi về phía Nam đén xứ Ưulầutầnloa và hàng phục một vị tổ sư rất có uy tín của Ðạo Thờ Lửa là ông Ma-ha Ca-Diếp và hai người em của Oâng. Oâng Ca-Diếp mang tất cả đồ đệ của mình là 1,250 vị, xin qui-y theo Phật.

 

Nhớ lại lời hẹn xưa với vua Tần-bà-xa-la, Ngài đến xứ Makiệtđà vào thành Vươngxá để độ cho vua. Vua Tầnbàxala gặp lại Ngài, vui mừng khôn xiết, truyền xây cất tịnh xá Trúc lâm, để thỉnh Phật và chư Tăng ở lại thuyết Pháp độ sanh.

Trong lúc Phật ở tịnh xá Trúc lâm, thì vua Tịnh-Phạn nghe tin Ngài đã thành Phật, truyền sứ-giả đi thỉnh Ngài về thành Catỳlavệ. Nhưng 9 lần 9 sứ giả đi đều biệt tăm, không trở lại. Thì ra những người này khi đến Trúc lâm tịnh xá nghe Phật thuyết pháp, đã say mê quên sứmạng của mình và xin thọ giới xuất gia.

 

 

Lần thứ 10, Tịnh Phạn-vương sai một cận thần thân tín là Ưu-Ðà-Di, mới thỉnh được Phật về. Trên đường từ thành Vương xá trở về Catỳlavệ, Ðức Phật đã thuyết pháp độ cho không biết bao nhiêu người. Về thành Catỳlavệ, Ngài ở lại 7 ngày. Mặc dù chỉ trong thời gian ngắn ngủi ấy, Ðức Phật đã cảm hóa tất cả dòng họ Thích và tất cả những người trong dòng họ này đều xin qui y và một số lớn xin xuất gia theo Phật, như các ông: Nan-Ðà, A-Nan-Ðà, A-Nậu-Lâu-Ðà, La-Hầu-La...

Sau khi trở về thăm gia đình và quê hương, Ðức Phật cùng các đệ tử lại tiếp tục đi truyền Ðạo. Ngài đi đến thành Xá-Vệ là kinh đô nước Kiều tát la, thuộc quyền thống trị của vua Ba-tư-Nặc. Ở thành này có một vị đại thần tên là Tu-Ðạt-Ða, giàu lòng bố thí cho những kẻ bần cùng côi cút, nên được gọi danh hiệu là Trưởng giả cấp cô độc. Ông rất ngưỡng mộ Ðức Phật nên đã trút hết tất cả tiền của vàng bạc trong kho ra mua khu vườn rộng lớn của Thái tử Kỳ Ðà để làm tịnh xá cho Phật và đệ tử của Ngài ở, thuyết pháp độ sanh.

 

Ðược ít lâu nghe tin vua Tịnh-Phạn đau nặng, sắp băng hà, Ðức Phật vội trở về thăm cha lần cuối cùng. Thấy phụ thân buồn rầu trên giường bịnh Phật thuyết về  "Lẽ vô-thường, khổ, không, vô ngã" cho vua nghe. Nghe xong ,vua liền dứt phiền não, gương mặt vui tươi, cất tiếng niệm Phật, rồi băng hà một cách êm ái.

 

 

Sau khi Tịnh-Phạn-Vương mất, bà mệ nuôi của Phật là MaHaBaXàBaÐề và bà DaDuÐàLa cùng nhiều người bên nữ giói họ Thích xin được phép xuất gia. Từ đó trong Ðạo Phật lần đầu tiên có hàng TỳKheoNi.

 

Ðức Phật cùng các đệ tử lại tiếp tục đi truyền Ðạo, đi đến đâu Ngài cũng được sùng mộ, tin theo và nhiều người noi theo gương của ông CấpCôÐộc lập TịnhXa, cất giảng đường để Ngài thuyết pháp độ sanh.

 

Như thế chúng ta thấy Ðức Phật đã tuần tự hóa độ và kết nạp đệ tử, từ những hạn người đủ căn trí dễ hiểu thấu giáo lý của Ngài rồi mới rộng ra những người khác; Lập Tỳ Kheo trước rồi Tỳ KheoNi sau.

I - LA MISSION SALVATRICE IMMENSE ET OMNIPRESENTE DE BOUDDHA.

La mission salvatrice de Bouddha est à la fois lourde et difficile. Heureusement, il a été soutenu par une vive intelligence, un coeur charitable, un comportement fraternel, et une volonté inébranlable, autant de qualités qui lui permettaient d'accomplir pleinement sa mission salvatrice. Sa mission s'appuyait sur les trois principes suivants :

a - Prédication et conversion à grande portée
        et avec infrastructure :

Tout au début, Bouddha se rendit au jardin des Gazelles à Isipatna (aujourd'hui Sanath) près de Bénarès, au Nord de l'Inde, pour faire sa toute première prédication à l'intention des cinq premiers disciples qui étaient ses premiers compagnons à savoir : Ajanâta-Kaundinya, Asvajit, Bhadrika, Dasabala-Ksyapa et Mahànàma-Kulika.

Après, il prêchait durant trois mois, à l'intention de 55 Brahmanes, dont le chef fut Yasas. Tous, sans exception, voulaient se convertir en disciples de Bouddha. Ce qui porta le nombre total des disciples à soixante. Après avoir été confirmés selon les rites, ils furent chargés par Bouddha de prêcher la religion dans toutes les régions de l'Inde.

Bouddha quitta alors le Jardin des Gazelles pour se rendre au Sud, vers le pays dit : Uruvilvàkàsyapa, pour essayer de convertir le Gand Maître de la Secte du Feu, nommé Nadikàsyapa et ses deux frères. Après prédication, Gayà-Kasyapa et ses 1250 disciples demandèrent à se ranger sous la bannière du Bouddha.

Se souvenant d'une promesse faite naguère au Roi Bimbisàra, Bouddha se rendit à Maghada, pénétra dans la citadelle de Ràjagrha pour rencontrer le Roi. Tout heureux de revoir le Saint-Homme, le Roi ordonna de construire le Venuvana ou Pavillon de méditation du parc des Bambous (Trúc Lâm), à l'usage de Bouddha et de ses disciples. Des prédications y furent données à l'intention de la population.

A ce moment, le Roi du Népal, ayant eu vent que le Prince, son fils, était devenu Bouddha, envoya un messager pour le prier de revenir à Kapilavastu. Mais à neuf reprises, les neuf messagers royaux n'étaient pas de retour, ayant été tous convertis au bouddhisme, et tous désireux de rester auprès du Bouddha pour se pénétrer de ses enseignements.

Ce ne fut qu'à la dixième fois que Bouddha acquiesça au désir de son auguste Père qui lui avait envoyé Kàlodàyin, son homme de confiance. Le long de la route de Ràjagrha à Kapilavastu, Bouddha prêchait à un grand nombre de personnes. Il restait dans la citadelle, avec le Roi-Père pendant sept jours. En un temps relativement court, Bouddha réussit à convertir la totalité des membres de la famille Sakya, dont les plus célèbres furent: Nanda, Ananda, Anuruddha, Ràhula son propre fils etc...

Après avoir revu son pays natal et sa famille, Bouddha se remit en route avec ses disciples pour prêcher partout la bonne parole. Il arriva à la ville dite Sràvasti, capitale du pays Kosala, dépendant de l'autorité du roi Prasenajit. Il y avait en cette ville un haut dignitaire nommé Sudatta, au coeur généreux, qui aimait bien secourir les pauvres.

On lui donnait le nom de Riche Généreux, Anàthapindika. Celui-ci manifestait beaucoup d'admiration pour Bouddha et décida d'utiliser tout son trésor à l'achat du Parc du Prince Jeta pour y édifier un Pavillon de méditation pour le séjour et la prédication de Bouddha et de ses disciples.

Quelque temps après, ayant appris que le Roi du Népal était gravement malade et agonisait, Bouddha retourna à Kapilavastu pour y rencontrer son Père pour la dernière fois. A la vue de son Père en état de détresse, Bouddha se mit à prêcher sur les thèmes de l'impermanence, du dukkha, du néant et non-soi. Après l'avoir écouté, le Roi-Père reprit sa sérénité, toute peine ayant disparue comme par miracle, puis psalmodia quelques prières à la gloire de Bouddha avant de rendre le dernier soupir sans souffrance aucune.

Après la mort du Roi, la Mère adoptive du Bouddha, la reine Mahàprajàpati et la princesse Yasodharà, ainsi que beaucoup de membres féminins de la famille Sakya, sollicitèrent l'agrément du Bouddha de quitter le foyer pour s'engager dans la voie religieuse. Depuis lors, apparurent les nonnes et les bonzesses pour la première fois dans l'histoire de la propagation du Bouddhisme.

Bouddha et ses disciples continuèrent leur chemin de prédication. Partout, où ils se rendirent ils reçurent bon accueil. Les fidèles se multiplièrent, et à l'instar d'Anàthapindika, s'offrirent à construire des monastères, des oratoires de prédication et des maisons de repos pour le Saint-Homme et ses disciples.

Ainsi Bouddha avait commencé par convertir et admettre comme disciples des gens d'un certain niveau de culture, capables de comprendre sa doctrine, avant de la propager parmi la masse; de même qu'il a formé d'abord des bonzes (Bhisus) avant de former les bonzesses (Bhisunis).

b- Hóa độ tùy phương tiện.

Trong suốt thời gian đi thuyết pháp độ sanh, lắm khi Ðức Phật cũng gặp nhiều cảnh gay go trái ngược do lòng đố kĩ của ngoại đạo, tà giáo, hay lòng ganh ghét của nội thân quyến thuộc gây ra. Nhưng lúc nào Ngài cũng tuỳ phương tiện để cảm hóa ho, và đưa họ về đường ngay lẽ phải.

Chẳng hạn, khi thì Ngài bị cô gái con ngoại đạo độn bụng giả có chửa dến giữa Ðạo tràngđể vu oan cho Ngài; khi thì Ngài bị anh chàng Vô não đuổi theo quyết giết Ngài để lấy ngón tay góp thêm cho đủ số một ngàn ngón mà nó đã giết người để lấy, vì theo thuyết tà đạo, nó tin rằng có làm được như thế mới chứng quả; khi thì Phật bị Ðề Bà Ðạt Ða, người em họ hung ác, âm mưu hãm hại Phật bằng cách thả voi say cho chạy đến chà đạp Phật, hay lăn đá to từ trên núi xuống đè Phật.

Nhưng tất cả những âm mưu ấy đều vô hiệu quả, vì oai đức uy danh và trí huệ của Phật bao bọc Phật, không một hành động xấu xa nào có thể thắng Phật được. Ngài có đủ phương tiện khôn ngoan khéo léo, xoay chiều đổi hương dễ dàng, hoán cải được tất cả nghịch cảnh trở thành thuận lợi. Và cuối cùng kẻ khinh ghét Ngài trở lại kính mến Ngài; người chống ngài trở lại phục Ngài; kẻ ngoại đạo trở thành phật tử. Bằng chứng là: ÐếBàÐạtÐa cũng được Phật thọ ký; anh chàng VôNão cũng được qui y; bầy voi say cũng được sám hối; Vua AXàThế cũng hối cải và quay về đường ngay.

Nói tóm lại, Ðức Phật có đủ muôn ngàn phương tiện thích ứng với mọi người, mọi vật, mọi hoàn cảnh để hóa độ tất cả những ai mà Ngài gặp trên đường truyền Ðạo của Ngài. Không phải chỉ ở ngoài đời, mà trong Giáo hội của Ngài, Ngài cũng tuỳ theo căn cơ, tâm lý của mỗi đệ tử mà áp dụng phương pháp thích hợp.

Chẳng hạn như đối với ông Nan Ðà, mặc dù thân đã xuất gia, mà tâm vẫn muốn ngao du, luyến ái bạn bè, Ngài dùng thần thông để đua ông lên cõi trời xem những cảnh sống tốt đẹp, vui thú khác thường, rồi đưa ông xuống địa ngục mục kích những hình phạt đau đớn, rùng rợn hãi hùng để ông so sánh hai cảnh đời trái ngưọc nhau mà tự chọn lấy một đường.

Còn đối với ông A-Nan, người học rộng nghe nhiều, nhưng vì nghiệp duyên còn nặng, nên mắc nạn "MaÐăngGià", thì Phật lại đem giáo lý thâm sâu là Kinh Lăng-Nghiêm ra giảng dạy để cho ông A-Nan thấy rõ được cái quí giá của chân tâm mà lo tu luyện, chứ không giong ruổi theo giả cảnh nữa.

Xem như thế thì Ðức Phật đã dùng phương tiện để tùy duyên hóa độ, như ông lương y giỏi tùy bịnh cho thuốc, chứ không nhất thiết phải theo một đường lối cố định nào cả. Ðối với kẻ thân, người thù, đối với kẻ thông minh hay người ngu độn, đối với kẻ giàu, người nghèo, Ngài đều có đủ pháp môn cho họ khai ngộ và quy y theo Ngài.

b - Conversion selon les moyens appropriés :

Au cours de ses prédications, Bouddha rencontrait des difficultés énormes, accumulées sur son chemin par la jalousie des adeptes d'autres sectes et religions, et même par certains membres de sa famille. Mais à chaque fois, il savait mobiliser les moyens dont il disposait pour venir à bout de ces difficultés.

On raconte qu'une fois, une jeune femme gonflait artificiellement son ventre pour faire croire que Bouddha en était responsable. Une autre fois, Bouddha fut poursuivi par un certain Angulisnàlya qui voulait lui arracher un doigt, pour en faire le millième de sa collection prélevée sur des gens qu'il avait tués, afin d'exaucer un voeu de sa secte. Une fois encore, Bouddha faillit mourir écrasé par les éléphants pourchassés par son méchant cousin Devadatta.

Toutes ces machinations furent déjouées par la vertu et la puissance occulte de Bouddha, qui à chaque fois, se rendit maître de la situation, si inextricable fût-elle. Et en fin de compte, les plus méchants se laissaient conquérir, s'affaissant humblement aux pieds du Bouddha, pour le supplier de les prendre comme disciples. Ce furent les cas de Devadatta, Angulinàlya, Ajàtasatru. Quant aux éléphants furieux, ils étaient bien repentants...

En somme, Bouddha était nanti de l'omnipuissance qui lui permettait de régler toutes difficultés et de maîtriser n'importe quelle situation. Il possédait à fond la psychologie des foules et celle de ses propres disciples. Il savait résoudre adéquatement chaque cas particulier.

Ainsi, pour traiter du cas Nanda, un disciple encore attaché aux biens de la terre, Bouddha le fit visiter le palais céleste, puis le conduisit en enfer pour se rendre compte de visu des scènes atroces auxquelles étaient soumis les véreux et les scélérats. Nanda n'avait plus qu'à faire son choix entre ces deux voies : du bonheur ou de la pénitence.

En ce qui concerne Ananda, bien qu'il fût cultivé, son coeur demeurait encore attaché à la famille. Le Bouddha lui inculqua le Sùrangama Sùtra qui mettait l'accent sur le perfectionnement moral et les pratiques religieuses, de préférence aux attaches familiales.

Le Bouddha se comportait comme un bon médecin qui diagnostiquait chaque malade pour lui administrer le médicament qui convenait le mieux. Donc, pas de systématisation, mais beaucoup de souplesse et de clairvoyance, pour mieux guérir, convertir et conduire chacun vers le droit chemin.

c - Hóa độ theo tinh thần bình đẳng.

Tinh thần triệt để bình đẳng là một điểm son quí giá nhật trong giáo lý của Ðức Phật, cũng như trong tâm hồn Ngài. Ngay từ khi còn ấu thơ, tinh thần ấy đã được bộc lộ trong những cử chỉ cứu giúp nhữ kẻ bần cùng, những con vật lâm nạn, như chúng ta đã thấy trong bài trước.

Khi thành Ðạo, tinh thần bình đẳng ấy lại bộc lộ rõ ràng hơn nữa. Ngài đã có những câu nói bất hủ, khiến cho ngày nay, người ta vẫn đem ra làm khuôn vàng thưóc ngọc, như khi Ngài xin nước của một người thuộc giai cấp hạ tiện nhất Ấn-độ, người nầy sợ làm lây ô-uế cho Ngài, thì Ngài phán bảo:"không có giai cấp trong giọt máu cùng đỏ, trong nước mắt cùng mặn. Mỗi người sanh ra đều có Phật tánh và có thể thành Phật".

Trong Giáo hội của Ngài, Ngài nhận cả những người thuộc giai cấp hạ tiện. Như ông Ưu Ba Ly, một đệ tử của Ngài có tiếng tăm về giới luật, lại là một người thuộc giới hạ tiện Chiên đà la, làm nghề gánh phẩn. Sự thâu nhập ấy đã làm cho các vị vua chúa bất mãn. Chính vua Ba Tư Nặc đã bạch Phật:" Ðấng Chí Ton thâu nhận kẻ hèn hạ vào hàng Tăng Ðồ như vậy, không ngại rằng đá sỏi lẫn lộn với châu ngọc, làm mất giá trị của chúng Tăng sao?" Phật dạy rằng: "Người hèn hạ mà biết phát tâm BồÐề, xuất gia tu hành, chứng được quả Thánh, thì quí báu vô cùng, chẳng khác gì hoa sen mọc ở bùn lầy nhơ bẩn mà vẫn tinh khiết thơm tho". "Một người sanh ra không phải liền thành Bàlamôn (giai cấp trên hết) hay Chiênđàla (giai cấp thấp nhất)m mà chính vì sở hành của người ấy, tạo thành Chiênđàla hay Bàlamôn".

Ngài xâu giùm kim cho người mù, hoan hỷ nhận hòn đất sét mà đứa bbé đã nắn để dâng Ngài, thọ lãnh bữa cơm cuối cùng do người thợ đốt than nghèo nàn dâng cúng. Chính vì sự hóa độ bình đẳng như thế, mà kinh Ðại Niết-Bàn đã táụn thán:

-"Ðức Như Lai không chỉ thuyết pháp cho hạng người quyền quí như vua BạcÐềCa, mà cũng thuyết pháp cho hạng người bẫn cùng như ông ƯuBaLy; không riêng thọ lãnh sự cúng dường của những người giàu có như ông TuÐạtÐa, mà cũng thọ lãnh sự cúng dường của các hạng nghèo khổ như ông ThuầnÐà; không riêng cho phép xuất gia các hạn không có tánh tham như Ngài CaDiếp, mà cũng cho phép xuất gia những người có nhiều tánh tham như ông NanÐà; không những thuyết pháp cho hạng người an tịnh không dự việc đời, mà cũng thuyết pháp cho vua TầnBàSaLa trong lúc đang bận rộn việc nước; không những thuyết pháp cho hạng thanh niên trẻ tuổi, mà cũng thuyết pháp cho ông già 80 tuổi; không những thuyết pháp cho bà hoàng hậu MạtLĩ, mà cũng thuyết pháp cho dâm nữ LiênHoa".

 

c - Conversion selon l'esprit égalitaire :

Bouddha avait une conception égalitaire des êtres humains, laquelle se reflète aussi bien dans sa doctrine que  dans son comportement. Dès son enfance, il était déjà imprégné par cette notion d'égalité parfaite entre les hommes, et entre les êtres vivants, comme l'attestait son comportement vis-à-vis des humbles et sa compassion envers les animaux, tel que nous l'avons déjà vu plus haut.

Plus tard, devenu Bouddha, il manifestait l'esprit égalitaire plus particulièrement encore, lorsqu'il s'adressait à un paria pour demander à boire. Comme le paria déclinait, craignant de souiller par sa boisson le saint homme, Bouddha l'apostropha en ces termes : "Il n'y a pas de caste (3) ni de classe sociale, du fait de la couleur uniformément rouge du sang qui coule dans les artères de chaque être humain. Il en est de même de la saveur salée de chaque goutte de larme".

C'est ainsi que parmi ses disciples, figurait un paria authentique, nommé Upàli, réputé par sa vie austère, bien qu'auparavant il avait été éboueur. Cette incorporation d'un paria suscita de vives critiques de la part du Roi Prasenajit:

- Saint-Homme, qui incorporez un paria parmi vos disciples, ne craignez-vous pas de discréditer votre communauté, en mélangeant les cailloux aux pierres précieuses ?

Au Saint-Homme de répondre :

- L'homme de basse condition qui sait pratiquer la vertu et suivre la religion est comparable au lotus qui, bien que naissant au milieu de la fange, exhale un parfum d'une pureté et d'une suavité extraordinaire. Tout homme ne peut pas naître brahmane ou paria, mais c'est son comportement qui le fera paria ou brahmane.

C'est ainsi que Bouddha enfila une aiguille pour un aveugle, accepta à coeur joie une boule d'argile offerte par un enfant, partagea le repas ultime d'un pauvre charbonnier. Cette conception égalitaire dans la conversion est chantée dans le Sutra Mahapari Nirvana.

Bouddha prêchait non seulement aux potentats, tel que le Roi Bhadradatta, mais aussi aux misérables, tel que Upàli. Il reçut des aumônes offertes par des riches comme Sudatta, aussi bien que par des pauvres comme Cunda, il accepta la conversion non seulement de gens au coeur généreux comme Kasyapa, mais aussi de gens encore intéressés comme Nanda.

Il prêchait aussi bien aux personnes simples d'esprit qu'aux dirigeants responsables des affaires d'état, comme le Roi Bimbisàra. Il enseignait la religion à tout le monde, sans distinction d'âge, aux tout jeunes comme aux vieillards de 80 ans, pas seulement à la reine Mallikà, mais aussi à la dévergondée Ambapàli.

II- Năm Thời Kỳ Nói Kinh 

Tóm lại, trong một đời của Ðức Phật, tùy theo trình độ của mọi người mà thuyết pháp giáo hóa, mãi đến khi Ngài nhập diệt, cộng là 49 năm. Những Kinh Pháp của Ngài nói ra, về sau các đệ tử kết tập chia ra làm năm thời:

1. Thời thứ nhất nói Kinh Hoa-Nghiêm

Khi Phật mới thành Ðạo, ở tại cội BồÐề, nói KINH HOA NGHIÊM 21 ngày. Vạch rõ chân tánh, chỉ bày chỗ cao sâu mầu nhiệm của Ðạo Phật, chủ dích có hai điều:

a) Dẫn dắt các bậc Bồtát lên địa vị Ðẳng giác và Diệu giác.

b) Nêu bày giáo pháp rốt ráo của NhưLai, chỉ có Phật với Phật mới hiểu rõ mà thôi;

Ngoài ra hàng nhị thừa ngồi nghe nhu đui, như điếc, huống chi ngoại đạo,tà giáo làm sao hiểu nổi! Ðức Phật trình bày giáo pháp siêu việt tuyệt vời ấy, là muốn cho đại chúng phải tu theo Ðại thừa Phật giáo mới được hoàn toàn rốt ráo.

 

2.Thời thứ hai Phật nói Kinh A-Hàm

Biết rằng: "Muốn đi xa phải do nơi gần, muốn lên cao phải từ nơi thấp", Ðức Thích Ca y theo chư Phật mà nói pháp Tam thừa. Vì vậy thời thứ hai, Ngài nói Kinh A Hàm trọn 12 năm, dùng thí dụ thực tế, chỉ rõ chân lý cho hàng Tiểu thừa dễ nhận, mà lo bề tự tu và tự độ.

 

3.Thời thứ ba Phật nói Kinh Phương Ðẳng.

Ðạo Phật chẳng những dạy pháp giác ngộ phần mình mà Ngài còn chỉ bày phương pháp giác tha nữa, tức là khuyến khích từ cái giác ngộ tiêu cực nhỏ hẹp của Tiểu thứa (AlaHán), để tiến lên cái giác ngộ tích cực bao la của Ðại thừa Phậtgiáo. Aáy là thời nói Kinh phương Ðẳng trọn 8 năm, dẫn dắc Tiểu thừa qua Ðại thừa.

 

4.Thời thứ tư Phật nói Kinh Bát Nhã.

Ðến khi Ðức Phật xem căn cơ của chúng sanh có thể tiến lên một từng cao nữa là hấp thụ được hoàn toàn giáo pháp Ðại thừa, nên Ngài chỉ bày Ðạo lý chân không của Vũ trụ, thuyết minh cái thật tướng, vô tướng của các pháp. Aáy là thời kỳ nói Kinh Bát Nhã trọn 22 năm.

 

5.Thời thứ năm Phật nói Kinh Pháp Hoa và Niết Bàn.

Sự hóa độ một đòi của Ðức Phật gần viên mãn, thêm thấy căn cơ của chúng sanh đã thuần thục, có thể gánh vát Ðại thừa Chánh pháp của NhưLai, nên Ngài bèn nói rõ bản hoài của Ngài thị hiện ra đời là vì một nguyên nhân lớn: "Khai thị chúng sanh ngộ nhập Phật tri kiến". Ngài phú chúc, thọ ký cho các hàng đệ tử, tương lai sẽ thành Phật. Aáy là thời nói Kinh Pháp Hoa và Kinh Niết Bàn trọn 8 năm. Ðến đây nhiệm vụ thuyết pháp độ sanh của đời Ngài đã viên mãn.

Tóm lại 5 thời thuyết pháp Cổ nhơn có làm bài kệ như sau:


Hoa Nghiêm tối sơ tam thất nhựt
A-Hàm thập nhị Phương Ðẳng bát
Nhị thập nhị niên Bát Nhã đàm
Pháp Hoa Niết Bàn cộng bát niên.


DỊCH NGHĨA
Trước nói Hoa Nghiêm hăm mốt ngày
A-Hàm mười hai, Phương Ðẳng tám
Hai mươi hai năm nói Bát Nhã
Pháp Hoa Niết Bàn cộng tám năm.

II - LES CINQ PERIODES DE PREDICATION :

La vie de Bouddha consacrée à la prédication a duré en tout 49 ans, depuis le jardin des Gazelles jusqu'à son entrée au Nirvàna. Ses disciples ont divisé cette vie en cinq périodes, chacune d'elles marquée par un ou plusieurs canons bouddhiques différents.

1 - Première période :
       Bouddha prêchait par le canon Avatamsaka Sutra.

Lorsque Bouddha atteignit l' Eveil au pied de l'arbre bodhi, il prêchait par les sutras du canon Avatamsaka, pendant 21 jours, en faisant ressortir la quintessence de sa doctrine, le caractère transcendant de la religion bouddhique. Son but visait deux points principaux :
- Conduire les bodhisattvas au degré de la connaissance et de la perception suprême;
- Exposer les enseignements fondamentaux du Bouddha, lesquels ne pouvaient être compris à fond que par les bienheureux.

Quant aux profanes, simples d'esprit, ils ne pouvaient y accéder, c'est ainsi que l'école bouddhique du Grand Véhicule (Mahàyàna) fût propagée d'abord à un certain nombre d'initiés parmi la masse des fidèles.

2 - Deuxième période : Bouddha prêchait par le canon Agama Sutra.

Sachant que pour aller loin, il faut commencer par franchir le plus près, de même pour monter haut, il faut gravir par le bas en pratiquant la vertu dès le premier moment. Bouddha, qui, lui-même, est la réincarnation d'un grand nombre de Bouddhas antérieurs, prêchait pendant 12 ans, par le canon Agama, à travers un enseignement concret, à la portée du plus grand nombre, et dont l'essentiel constituait le bouddhisme du Petit Véhicule (Hinayàna) appelé aussi Théravada ou la 'Secte ancienne' (4).

3 - Troisième période : Bouddha prêchait par le canon Vaipulya Sutra.

Par le truchement du canon Vaipulya Sutrà, Bouddha enseignait non seulement la méthode d'éveiller soi-même, mais encore celle d'éveiller les autres, c'est-à-dire la prise de conscience de soi-même et celle des autres. Autrement dit, la prise de conscience du microcosme relevant du Petit Véhicule devait conduire à celle du macrocosme relevant du Grand Véhicule. Cette période de prédication a duré huit ans, passant du Hinayàna au Mahàyàna.

4 - Quatrième période : Bouddha prêchait par le canon Prajnàpara-mita Sutra.

Dès le moment où Bouddha s'aperçut que la masse des fidèles était en mesure d'accéder plus haut dans la compréhension de ses enseignements, il se mettait à prêcher pendant 20 ans, par le canon Prajnàparamità qui définissait les origines de l'univers, sa constitution, l'être et le non-être, le néant et l'impermanence des choses.

5 - Cinquième période : Bouddha prêchait par les canons Saddharma-pundarika et Mahà Parinirvàna Sutràs.

La mission salvatrice de prédication et de conversion étant sur le point d'être accomplie sur cette terre, Bouddha s'apercevant que la grande masse des fidèles se familiarisait déjà avec la nouvelle religion, révéla alors à ses disciples le vrai objet de son apparition sur terre : "Conduire l'humanité vers sa délivrance par la voie de la religion bouddhique".

Bouddha s'en remit alors à ses disciples pour continuer cette mission, et il révéla aussi qu'eux-mêmes pourraient accéder au rang de Bouddha, d'arahant ou de bodhisattva (5) selon le degré de connaissance et d'application du Dhamma, ainsi que du stade d'accomplissement de la mission confiée par Bouddha. Cette période de Bouddha prêchant par les canons Saddharmapundarika et Parinirvàna durait 8 ans. Elle se termina ici, ainsi que la vie du Bouddha sur terre.

Plus tard pour résumer ces cinq périodes de prédications, les anciens ont composé ce quatrain :

- Tout au début, Bouddha prêchait par le canon Avatamsaka pendant vingt et un jours.
- Puis pendant 12 ans, par le canon Agama et pendant 8 ans par le canon Vaipulya.
- Après, pendant 22 ans, par le canon Prajnàparamità.
- Enfin, pendant les derniers huit ans, par les canons Saddharmapundarika et Parinirvàna.

III- Sự Hóa Ðộ Viên Mãn 

Từ khi thành Ðạo dưới gốc cây BờÐề cho đến ngày nhập diệt, trải qua một thời gian 49 năm, Ðức Phật đã đi khắp xứ Aán độ rộng lớn bao la, hết nước này đến nước khác. Hễ chỗ nào có chân Ngài dẫm đến là Aùnh Ðạo Vàng bừng tỏa huy hoàng.

Mỗi ngày Ngài theo một thời dụng biểu, một chương trình nhất định, không bao giờ xao lảng, giải đãi, từ khi trẻ cho đến già, từ mùa mưa cho đến mùa nắng. Mỗi ngày khi trời chưa sáng, Ngài đã lìa khỏi giường đi tắm rửa, thay đổi y phục rồi vào phòng quán cơ cho đến lúc mặt trời xuất hiện. Sau đó Ngài thuyết pháp cho chúng Tăng đến lúc trưa mới nghỉ để thụ trai. Buổi chiều, Ngài thuyết pháp cho Tín đồ các vùng l6an cận đến nghe; rồi lại giảng giải những nghi vấn của các Tăng về những vấn đề mà Ngài đã thuyết pháp buổi sáng.

Mỗi năm, Ngài đi chu du để thuyết pháp độ sanh trong 9 tháng nắng ráo; còn ba tháng về mùa hạ có mưa lớn (theo thời tiết Aán độ), thì Ngài lại ở luôn trong Tịnh xá để an cư kiết hạ.

Ròng rã trong 49 năm như thế, hạt giống Từbi được Ngài tinh tấn gieo rắc khắp các xứ ở Aénđộ. Từ Bắc chí Nam, từ Ðông sang Tây, từ rừng rú đến đồng bằng, không nơi nào là Ngài không đặt chân đến, hay truyền đệ tử đến thay Ngài để hóa độ chúng sanh. Và ở đâu Ngài và các đệ tử cũng được, nhân dân, từ vua đến dân, từ giàu đến nghèo, từ già đến trẻ, từ phái nam đến phái nữ, đổ xô ra đón tiếp Ngài, vui thú đươc tắm gội trong ánh nắng trí huệ và nước Từ bi do Ngài tưới xuống. Ở đâu có Anh Ðạo vàng đến, thì Tà giáo và ngoại giáo lui xa dần, tan biến như những làn mây, như những bóng tối, tan biến trước ánh bình minh Ðang lên. Giọng thuyết pháp của Ngài có oai lực như tiếng sư tử rống, làm cho cầm thú phải khiếp phục, như tiếng Hải triều lên, lấn ác tất cả bao nhiêu tiếng tỉ tê của côn trùng, chim chóc.

Ðạo BồÐề từ đây đã ăn sâu gốc rễ trên bán đảo Aán độ bao la, và trở thành tôn giáo chính của các nước lớn, nhỏ thời bấy giờ tại Aánđộ. Ðức Phật sau khi đã tự giác, đã giác tha và đến đây giác hạnh của Ngài đã viên mãn.

III - LA MISSION DE PREDICATION ET
       DE CONVERSION PLEINEMENT ACCOMPLIE
       PAR BOUDDHA

Depuis son éveil au pied de l'arbre de la Sagesse jusqu'à son entrée au Nirvàna, soit pendant 49 ans, Bouddha a parcouru de long en large tout le continent indien, passant d'un pays à l'autre. Partout où il se trouvait, la terre rayonnait de sa présence. Il observait rigoureusement son emploi du temps. Dès le lever du soleil, il se levait pour prendre le bain quotidien, puis s'habillait en robe de safran avant de venir s'installer au pavillon d'acceuil.

Dès que le soleil se montra, il commençait la prédication à l'intention des disciples et des séminaristes, jusqu'à midi où il devait prendre un repas frugal. L'après midi était consacré aux fidèles des régions environnantes, qui s'abreuvaient de ses enseignements conçus dans la forme la plus accessible. Il lui arrivait souvent de répéter ce qu'il avait enseigné le matin à ses disciples.

Chaque année, il passait neuf mois de beau temps sur les routes pour des prédications itinérantes, et pendant les trois mois qui restaient, et qui correspondaient à la saison pluvieuse, il s'enfermait dans la maison de repos pour se livrer aux méditations.

Ainsi, au cours d'un demi-siècle, Bouddha semait le germe de la miséricorde sur l'ensemble du territoire de l'Inde. Du Nord au Sud, de l'Est à l'Ouest, de la forêt jusqu'à la plaine, Bouddha foulait le sol sacré de l'Inde urbi et orbi. Là où il ne pouvait pas aller, il y dépêchait ses disciples. Partout la population, sans distinction d'âges et de conditions sociales, accourait pour l'accueillir dans l'allégresse générale et s'abreuver de ses paroles qui leur apportaient sagesse et lumière. Là où il venait, les nuages se dispersaient, les ombres disparaissaient comme par enchantement.

La voix du Bouddha résonnait chaude et péremtoire comme celle de lion, forçant tous les animaux à se taire; elle avait l'ampleur et la tonalité des grosses vagues qui couvraient les crissements des insectes et le gazouillement des oiseaux.

Dorénavant, le Bouddhisme se répandait et s'implantait dans toute la péninsule indienne, jusqu'à devenir la religion principale d'un grand nombre d'états, grands et petits. Ce succès sans précédent consacra ainsi le couronnement de la mission salvatrice de Bouddha sur cette terre.

IV- Trước Khi Nhập Niết bàn 

1 - Phật báo tin sắp lìa đời.

Khi giác hạnh đã viên mãn thì Phật đã 80 tuổi. Ðến đây, sắc thân tứ đại của Ngài cũng theo luật vô thường mà biến đổi, yếu gìa. Năm ấy Ngài vào hạ ở rừng SaLa trong xứ CâuLy, cách thành Balanại chừng 120 dặm.

Một hôm Ngài gọi ông Anan, người đệ tử luôn luôn ở bên cạnh Ngài đến và phán bảo:

-"A Nan! Ðạo ta nay đã viên mãn. Như lời nguyện xưa, nay ta đã có đủ bốn hạng đệ tử: TỳKheo, TỳKheoNi, ƯuBàTắc, ƯuBàDi. Nhiều đệ tử có thể thay ta chuyển xe pháp, và Ðạo ta cũng đã truyền bá khắp nơi. Bây giờ ta có thể rời các ngươi mà ra đi. Thân hình ta, theo luật vô tường, bây giờ như một cổ xe đã mòn rã.

Ta đã mượn nó để chở pháp, nay xe đã vừa mòn mà pháp cũng đã lan khắp nơi, vậy ta còn mến tiếc làm gì cái thân tiều tụy này nữa? A-Nan! Trong ba tháng nữa ta sẽ nhập Niết bàn".

 

Tin Ðức Phật sắp vào Niết bàn, lan ra như một tiếng sét. Các đệ tử của Ngài đi truyền giáo ở các nơi xa, lục tục trở về để cùng đấng Giác Ngộ chia ly lần cuối.

Trong thời gian ba tháng cuối cùng của Ngài, Ðức Phật vẫn không nghỉ ngơi, mà vẫn tiếp tục đi truyền Ðạo. Một hôm Ngài đi thuyết pháp ngang qua một khu rừng, gặp một người làm nghề đốt than, ông Thuần Ðà, thỉnh Ngài về nhà để thọ trai. Ngài im lặng nhận lời cùng các đệ tử theo ông về. Ðến nhà ông Thuần Ðà dọn ra cúng dường Ngài một bát cháo nấm Chiên đàn, thường gọi là nấm heo rừng, vì giống nấm này rất được giống heo rừng ưa thích.

Thụ trai xong, Phật cùng các đệ tử từ giã ông Thuần Ðà ra đi. Ðược một quãng đường, Ngái giao bình bát cho ông A Nan và truyền treo võng lên, trong rừng cây Ta-la (Tàu dịch là cây song thọ, cây có hai nhánh lớn chia ra như hai cái nạn), để Ngài nằm nghỉ. Ngài nằm xuống võng đầu trở về hướng Bắc, mình nghiêng về phiá tay phải, mặt xây về hướng mặt trời lặn, hai chân tréo vào nhau.

Nghe tin Ngài sắp nhập Niết bàn, dân chúng quanh vùng đến kính viếng rất đông, trong sốấy có một ông già ngoài 80 tuổi, tên TuBạcÐàLa đến xin xuất gia thọ giới Sadi với Ngài, Ngài hoan hỷ nhận lời. Ðó là người đệ tử chót trong đời Ngài.

 

2- Phật nói Kinh Di Giáo và những lời phú chúc

Lúc bấy giờ các đệ tử của Ngài đều có mặt đông đủ, chỉ trừ ông Ca-Diếp vì đi thuyết pháp xa, chưa về kịp.

Ngài hội tất cả đệ tử và tín đồ đến quanh Ngài và dặn dò một lần cuối. Ngài phú chúc như sau:

a) Y,bát của Ngài sẽ truyền cho ông Ma-Ha Ca-Diếp.
b) Các đệ tử phải lấy giới luật làm Thầy.

c) Ở đầu các Kinh phải nên nêu 4 chữ: "Như thị ngã văn".

d) Xá lợi của Ngài sẽ chia làm ba phần:

   - Một phần cho Thiên cung,

   - Một phần cho Long cung,

   - Một phần chia cho 8 vị Quốc vương ở AánÐộ

 

Sau đây là lời vàng ngọc mà Ngài đã để lại trong giờ phút cuối cùng.

- "Này! Các người phải tự mình thắp đuốc lên mà đi! Các người hãy lấy Pháp của ta làm đuốc! Hãy theo Pháp của ta mà tự giải thoát! Ðừng tìm sự giải thoát ở  một kẻ nào khát, đừng tìm sự giải thoát ở một nơi nào khác, ngoài các người!..". 

- "Này! Các người đừng vì dục vọng mà quên lời ta dặn. Mọi vật ở đời không có gì quí giá. Chỉ có chân lý cuả Ðạo ta là bất di, bất dịch. Hãy tinh tiến lên để giải thoát, hỡi các người rất thân yêu của ta!".

 

 

Sau khi đã dặn dò cặn kẽ xong, Ngài nhập định rồi vào Niết bàn. Lúc bấy giờ  nhằm ngày rằm tháng hai ÂL (theo giáo sử Trung hoa).

Rừng cây Ta-la tuôn hoa xuống phủ lên thân Ngài, trời đất u ám, cây cỏ héo úa, chim chóc im bặt tiếng hót. Vạn vật như chìm lặng trong giây phút nặng nề của sự chia ly.

Các đệ tử tẩn liệm xác Ngài vao trong kim quan và 7 ngày sau, đua kim quan Ngài vào thành Câu thi để tại chùa Thiện Quang và làm lễ trà tỳ (lễ hỏa thiêu).

Tám vị Quốc vương lớn ở Aánđộ kéo binh hùng tương dũng đến toan tranh dành XáLợi. Nhưng ông Hương-Tích y theo di chúc của Phật, đứng ra điều đình, và nhờ thế việc phân chia XáLợi đều được ổn thỏa.

IV - AVANT L'ENTREE DU BOUDDHA AU  nIRVANA

1 - Bouddha se déclara sur le point de quitter ce monde:

Sa mission salvatrice acccomplie, Bouddha atteignit 80 ans. Selon la loi de l'impermanence, son corps devenait fragile et il souffrait de rhumatismes et d'arthrose, du fait de ses longues pérégrinations et des intempéries atmosphériques. Il se retira alors dans la forêt de Kusinarà, à 120 lieues d'Uttar Pradesh, dans le Nord de l'Inde.

Un jour, il fit venir Ananda, son plus fidèle disciple pour lui dire :

"Ananda, ma religion est propagée, ma mission est accomplie. J'ai formé quatre catégories de disciples : Bhisu, Bhisuni, Upàsaka, Upàsika. De nombreux disciples peuvent déjà me remplacer pour la propagation de la foi bouddhique. Maintenant, je crois que je peux me séparer de vous pour le grand départ pour l'éternité. Mon corps à présent ressemble à un vieux chariot usé.

J'ai emprunté ce chariot pour transporter le Dhamma. Dès lors que ce chariot est complètement usé et que la Religion s'est largement propagée, à quoi sert de traîner encore ce corps amoindri et détraqué ? Ananda, dans trois mois, j'intègrerai le Nirvàna."

La nouvelle de la prochaine montée du Bouddha au Nirvàna, se propageait urbi et orbi, comme une traînée de poudre et comme un coup de tonnerre. Ses disciples affolés accoururent de toutes parts pour assister à l'adieu suprême.

Ces trois derniers mois, Bouddha les consacrait encore à la prédication itinérante, car il ne voulait aucun répit. Un jour, en traversant une forêt, il rencontra un charbonnier nommé Cunda, qui l'invita pour partager son repas. Il acquiesça et, accompagné de ses disciples, suivit le charbonnier jusqu'à sa cabane. Celui-ci lui prépara une soupe de riz aux truffes, une espèce de champignons dont les sangliers étaient friands.

Après s'être restaurés, Bouddha et ses disciples quittèrent le charbonnier. En cours de route, se sentant un peu fatigué, Bouddha confia le bol à aumônes et la canne à Ananda et fit suspendre un hamac entre deux arbres de la forêt de Kusinàra, pour prendre un peu de repos. Sa tête était orientée vers le Nord, le corps légèrement incliné vers le bras droit, le visage tourné vers le couchant, les deux jambes croisées.

A la nouvelle que Bouddha s'apprêtait à intégrer le Nirvàna, les habitants d'alentour affluaient en grand nombre. Parmi eux il y avait un octogénaire nommé Subhadra, qui manifestait le désir de devenir disciple du Bouddha, ce qu'il acquiesça, et ce fut là son dernier disciple.

 2 - Bouddha prêchait par le canon Ryakusetsukyo Kaikyo et les paroles "Testamentaires" :

A ce moment précis, tous les disciples étaient présents, sauf Kasyapa, qui, ayant été envoyés prêcher très loin, ne pouvaient rentrer à temps.

Bouddha réunit alors tous les disciples et les fidèles, pour leur adresser ces paroles ultimes:
a - La robe de safran, le bol à aumônes : le Bienheureux les lègue au grand disciple Kasyapa.
b - Les disciples doivent se soumettre au Dhamma et aux règlements de la Congrégation bouddhique.
c - Au commencement de chaque canon, il faudra mettre en exergue la formule lumineuse : 'Ainsi ai-je entendu' (Evam mayà srutam) (6).
d - Les reliques corporelles du Bouddha devront être partagées en trois parties :  *Une à garder au palais du Ciel
                *Une à garder au palais du Dragon
             *Une à partager entre les huit mahàrajahs de l'Inde.

Et voici quelques-unes de ses dernières paroles :

- "Allumez vous-mêmes votre torche pour éclairer la route à suivre. Servez-vous de mon Dhamma comme torche. Faites vous-même votre île et votre refuge (7). Suivez mon Dhamma pour votre propre délivrance. Ne cherchez pas à vous faire délivrer par les autres. Ne cherchez pas ailleurs, mais en vous-mêmes, les moyens de votre propre délivrance".

- "Eteignez vos désirs pour ne pas oublier mes recommandations. Rien de ce qui existe au monde n'a de prix. Votre corps s'effritera. Seule la vérité suprême de notre religion est inamovible et éternelle. Soyez attentifs et purs à l'égard du corps, des sensations, de l'esprit et des formations mentales. Soyez propres et clairvoyants pour vous délivrer vous-mêmes, chers disciples !".

Après ces ultimes recommandations, Bouddha se concentra mentalement, puis s'intégra au Nirvàna. C'était le quinzième jour du 2ème mois lunaire.

Au même moment, toutes les fleurs de la forêt de Kusinàra se détachèrent des branches pour joncher et recouvrir le corps du Bouddha, le ciel s'obscurcit, les plantes se flétrirent, les oiseaux se turent comme pour communier dans la douleur et le recueillement, avec la disparition de la plus célèbre histoire universelle.

Les disciples procédèrent à la mise en bière du corps du Bouddha, puis, sept jours après, transportèrent le catafalgue à la ville Kusinagara, pour être exposé à la pagode Kusala-Prabhàsa.

Les huit mahàrajahs de l'Inde dépêchèrent leur armée sur place pour disputer la relique corporelle. La guerre fut évitée de justesse, grâce à l'intervention du fidèle Akàsagarbha qui, conformément à la volonté du Bouddha, procéda au partage égalitaire d'une partie de la réplique aux huits potentats de l'Inde.

Bouddha s'intègre au Nirvàna, mais son exemple lumineux demeure à jamais, défiant le temps et l'espace. Sa vie entière, longue de 80 ans, a été entièrement consacrée à l'éveil de l'humanité, à son émancipation, à sa délivrance de l'océan des souffrances.

Né prince, il a abandonné la plus haute des conditions sociales pour se mettre au service de la société. Devenu Bouddha, il a voulu rester parmi ses disciples, pérégriner par monts et par vaux, pour répandre la bonne parole, éclairer les masses ignorantes et leur indiquer la voie de la vérité et de délivrance. Son altruisme n'a d'égal que son abnégation pour le bien de l'humanité.

C- Kết Luận: C- Conclusion

Ðức Phật đã nhập Niết Bàn, nhưng gương sáng của đời Ngài vẫn còn chiếu sáng rực rỡ trước mắt chúng ta. Suốt một đòi, trong 80 năm trời, không một lúc nào Ngài xao lảng mục đích tối thượng là hóa độ chúng sanh đang trầm luân trong bể khổ. Khi còn tại gia, Ngài là người ở trong một địa vị có diễm phúc nhất, cao nhất của người đời.

Thế mà Ngài vẫn không màng tưởng đến; khi vào trong Ðạo, Ngài là người ở trong địa vị cao chót vót của Ðạo, thế mà Ngài vẫn không chịu ở yên trong địa vị ấy, lại vất vả dủi rong trên mọi nẻo đường buị bặm, gai góc để đưa chúng sanh lên con đường hạnh phúc an vui và giải thoát hoàn toàn. Lòng thương của Ðức Phật thật vô biên.
 

1- Người đời nên noi gương sáng của Phật.
Sự hy sinh cao cả, lòng từ bi rộng lớn, trí tuệ sáng suốt, ý chí dũng mãnh của Ngài 

không những là bao nhiêu gương sáng cho riêng hàng Phật tư, mà còn cho tất cả mọi 
người. Nếu chúng ta quang niệm Ngài là một vĩ nhân của nhân loại từ xưa đến nay. 
Nếu chúng ta quan niệm Ngài là một bậc siêu nhân, thì đó là một bậc siêu nhân cao hơn những bậc siêu nhân khác. Nếu ta quan niệm đời Ngài là một sự thị hiện của Phật, thì đó là sự thị hiện đẹp đẽ nhất và đầy đủ ý nghĩa hơn hết trong các sự thị hiện.

Cho nên không những đối với Tín đờ Phật giáo, mà đối với toàn thể nhân loại, Ðức Phật đáng được tôn sùng và chiêm ngưỡng.

2- Tín đồ nên ghi nhớ những lời di chúc của Phật - Chúng ta , những Phật tử, ai cũng biết đời Ðức Phật là đẹp đẽ, cao cả; bài học của đời Ngài là quí báu, sâu xa. Nhưng nếu chúng ta không cố gắng học tập, thì bài học dù hay ho quí báu bao nhiêu cũng vô ích. Ðức Phật trước khi nhập diệt, đã dặn chúng ta một câu cuối cùng:

- "Mọi vật ở đời không có gì quí giá. Thân thể rồi sẽ tan rã. Chỉ có Ðạo ta là quí báu. Chỉ có chân lý của Ðạo ta là bất di bất dịch.
HÃY TINH TẤN LÊN ÐỂ GIẢI THOÁT!"

Vậy thì diều kiện trọng yếu nhất để giải thóat là sự tinh tấn. Chúng ta đừng bao giờ quên điều kiện ấy trong khi tu hành.

1 - Tout être humain se doit de suivre l'exemple lumineux de Bouddha :

L'esprit de sacrifice, l'abnégation, l'intelligence suprême et la bravoure invincible du Bienheureux constituent un modèle non seulement pour les bouddhistes, mais encore pour tout le monde. Si nous le considérons comme un super-homme, ce serait sans doute le premier de tous les super-hommes. Si nous le considérons comme une apparition, celle du Bouddha serait indiscutablement la plus belle de toutes, et aussi la plus significative. A ces titres divers, Bouddha mérite d'être vénéré non seulement par les bouddhistes, mais aussi par le genre humain tout entier.

 

2 - Les fidèles doivent se souvenir des ultimes paroles du Bouddha :

Nous, fidèles bouddhistes, sommes conscients de la vie exemplaire et extraordinairement belle du Bouddha. Ceci dit, nous nous devons de redoubler d'efforts dans le perfectionnement de nous-mêmes en mettant en pratique les enseignements du Bouddha, en nous remémorant ses ultimes paroles :

"Rien en ce monde de poussière n'a de prix. Le corps lui-même s'effritera. Seule la religion est d'une valeur inestimable. Il n'y a que la Suprême Vérité propagée par notre Religion qui demeure inamovible et éternelle. Soyez attentifs et purs à l'égard du corps, des sensations, de l'esprit et des formations mentales".

"Soyez persévérents et clairvoyants pour votre délivrance".

Ainsi donc, la condition première pour se délivrer ce sont la persévérence et la clairvoyance. Nous n'oublierons jamais cette recommandation ultime, tout au long de notre existence, en tant que disciple authentique du Bouddha, le Bienheureux.

 

Notes :

1 - NIRVANA (en sanscrit), NIBBANA (pali) :

Le summum bonum bouddhiste, la Réalité ultime, la Vérité absolue. Littéralement : cessation, extinction complète et totale du Désir, de la soif (Tanhà), l'abandonner, y renoncer, s'en libérer, s'en détacher.

2 - KARMA (en sanscrit), KAMMA (pali) :

Action, action volitionnelle, acte volontaire. Un bon Karma (Kusala) produit de bons effets. Un mauvais Karma (Akusala) produit de mauvais effets.

3 - CASTE : La société indienne était divisée en quatre castes, selon un ordre hiérarchique bien déterminé et quasi étanches :

a) les brahmanes ou prêtres du Brahmanisme;

b) les ksatrya ou guerriers et militaires;

c) les vaisya ou les commerçants et agriculteurs;

d) les sudras, c'est-à-dire, les ouvriers et hommes de peine. Quant aux parias, ils sont des marginaux, ne sont pas classés.

4 - VEHICULES : Le Petit Véhicule et le Grand Véhicule.

On désigne aujourd'hui le Petit Véhicule (Hinayana) par "Théravada" ou l'Ecole des Anciens; quant au Grand Véhicule, il conserve son appellation sanscrite de Mahayana. Le Théravada, considéré comme l'orthodoxie originale, transcrit en pali, est pratiqué à Ceylan, en Birmanie, en Thailand, au Cambodge, au Laos, à Chittagong dans le Pakistan oriental. Le Mahayana, qui se développe un peu plus tard, en se servant du sanscrit, est pratiqué par la Chine, le Japon, le Tibet, la Mongolie, le Viet Nam, etc... Il existe certaines différences entre ces deux écoles, principalement en ce qui concerne les croyances, les pratiques et sur les observances, mais sur les enseignements les plus importants, le Théravada et le Mahayana s'accordent.

5 - ARAHANT : Personne qui s'est libéré elle-même de toutes les souillures et impuretés telles que désir, haine, malveillance, ignorance, fierté, vanité, etc... L'arahant a atteint le quatrième et le plus élevé des stades dans la compréhension du Nirvana, il est plein de sagesse, de compassion et de qualités nobles et pures. Le troisième stade est appelé "Anagami" (celui qui ne revient jamais). Le second stade est appelé "Sakadagami" (celui qui revient une fois), et le premier, "Sotapana" (celui qui est entré dans le courant). L'arahant est d'un degré inférieur à Bouddha et d'un degré supérieur au Bodhisattva.

6 - FORMULE : Bouddha voulait rappeler les caractères d'objectivité et nullement ésotérique de son enseignement, que rien n'était caché "dans le poing fermé de l'instructeur" (acariya muthi); autrement dit que tout était clairement exposé par lui et qu'il n'y avait plus qu'à répéter textuellement, sans crainte d'erreurs ou d'omissions.

7 - ILE : Extrait du canon Parinirvana Sutra.

Textuellement : Demeurez en faisant vous-mêmes votre île (votre soutien), en faisant de vous-mêmes votre refuge, (ne cherchant personne d'autre pour votre refuge (Attadipa viharatha, attasarana anannasarana).

 

 separateur.gif (356 octets)