HT Thích Thiện Hoa
Phật học phổ thông

LES BASES FONDAMENTALES DU BOUDDHISME MAHAYANA
(traduction par l'INSTITUT DE RECHERCHE BOUDDHIQUE LINH-SON - Retraite 1997)

 
separateur.gif (356 octets) 

Khóa Thứ Nhất - Nhất Thừa Phật Giáo
 

Trở về Mục Lục  

Table de matière

Bài Thứ 2

  Leçon 2

Lược Sử Ðức Phật Thích Ca Mâu Ni
(từ Giáng Sanh đến Thành Ðạo)

Vie  et oeuvres du Bouddha Sakyamuni
(de Avatara à l'éveil)

A- Mở Ðề: A- Introduction
Ðời Ðức Phật Thích Ca Là Một Tấm Gương Sáng 

Bắt nguồn một tôn giáo nào, vị giáo chủ bao giờ cũng là một tấm gương sáng cho tín đồ soi chung để tiến bước. Nhưng trong các vị giáo chủ của các tôn giáo hiện có trên thế giới này, không có một vị* nào đầy đủ ý nghĩa cao đẹp, một đời sống sâu xa bằng đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Mỗi hành động, mỗi cử chỉ, mỗi lời nói, cho đến mỗi im lặng của Ngài đều là những bài học quý báu cho chúng ta. Nếu chúng ta học giáo lý của Ngài mà không hiểu rõ đời sống của Ngài, thì sự học hỏi của chúng ta còn phiến diện, thiếu sót. Ðời Ngài chính là những biểu hiện giáo lý của Ngài. Ngài nói và Ngài thực hành ngay những lời Ngài đã nói. Ðời Ngài là một bằng chứng hiển nhiên để người đời nhận thấy rằng giáo lý của Ngài có thể thực hiện được, chứ không phải là những lời nói suông, những không tưởng, những lâu đài xây dựng trên mây, trên khói.

Vậy cho nên khi chúng ta học hỏi đời Ngài, chúng ta không nên có cái quan niệm học cho biết để thỏa mãn tánh hiếu kỳ, mà chúng ta cần phải tìm hiểu ý nghĩa thâm túy của đời sống ấy để đem áp dụng cho đời sống của chúng ta.

Làm được như thế mới khỏi phụ ý nguyện lớn lao của đức Phật khi giáng sanh xuống cõi Ta Bà này và đã cam chịu bao nỗi đau khổ, gian lao trong kiếp sống như mỗi người chúng ta.

Quel bonheur le jour de la naissance du Bouddha !
Quel bonheur de propager Sa Doctrine !
Quel bonheur de voir la Sangha réunie !
Quel bonheur de voir tous les fidèles disciples,
unis dans le perfectionnement de soi !

La vie de Bouddha se révèle comme un exemple lumineux pour que les fidèles le suivent et progressent sur la voie qu'ils sont choisie. Parmi ces fondateurs de religion, le Bouddha offre sans aucun doute un modèle de vie exemplaire, pleine de noblesse et de signification. Chaque parole, chaque geste, chaque acte du Bouddha, et même son silence, revêtent un sens et constituent une leçon précieuse pour nous tous.

Si nous apprenons sa doctrine sans connaître sa vie, notre connaissance ne peut être que superficielle et remplie de lacunes, car sa vie, c'est aussi la concrétisation de sa doctrine. Sa parole est toujours suivie d'acte probateur. Sa vie illustre sa doctrine, laquelle s'avère parfaitement réalisable. Ses paroles ne sont pas de la théorie pure, qui rappellerait ces édifices aperçus dans les nuages.

C'est pourquoi, quand nous nous mettons à l'étude de sa vie, ce n'est pas par simple curiosité, mais parce que nous voulons bien suivre son exemple et le mettre en pratique, au profit de nous-mêmes. Ce faisant, nous répondons au grand voeu formulé par le Bouddha qui, en naissant sur cette terre, a accepté d'endurer toutes les souffrances et de les partager avec nous tous, avant de s'intégrer au Nirvana (1).

B- Chánh Ðề B- Développement
1- Ðịnh Nghĩa Hai Chữ Giáng Sanh

Thường trong danh từ nhà Phật, khi nói đến sự hiện diện của đức Phật Thích Ca trong cõi đời này, người ta thường dùng chữ đản sanh (nghĩa là một sự ra đời vui vẻ, làm hân hoan, xán lạn cho cõi đời); hay thị hiện (nghĩa là hiện ra bằng xương bằng thịt, cho con mắt trần của chúng ta thấy được); hay giáng sanh (nghĩa là từ một chỗ cao mà xuống một chỗ thấp để sanh ra).

Ba chữ ấy đều có 3 ý nghĩa khác nhau: Chữ đản sanh dùng để ca tụng một bậc tôn quí ra đời; chữ thị hiện hàm cái ý Phật bao giời cũng có cả, nhưng vì mắt người không thấy được, phải hiện rõ ràng ra mới thấy; chữ giáng sanh hàm cái ý đức Phật ở một cảnh giới cao hơn, tốt đẹp hơn mà hạ xuống cảnh giới phàm trần này. Ba chữ ấy mặc dù khác nhau, nhưng đều có thể dùng để chỉ sự ra đời của đức Phật.

Trái lại, khi một nguời phàm ra đời thì gọi là "đầu thai". Ðầu thai có nghĩa là bị nghiệp báo hoặc thiện hay ác bắt buộc phải luân hồi để chịu quả báo lành hay dữ. Còn giáng sinh hay thị hiện thì không hàm cái nghĩa bị nghiệp nhân câu thúc, mà do nơi lòng từ bi, muốn lợi ích cho chúng sanh, nên tự nguyện ứng thân xuất hiện ra đời trong một thời gian để cứu độ chúng sanh; xong xuôi thì thâu thần tịch diệt, tự tại vô ngại ra ngoài sống chết.

 

I - SIGNIFICATIONS DU MOT "AVATARa "

Dans la termonologie bouddhique, il est bien séant, pour désigner la naissance du Bouddha, d'employer le mot Vesak (Đản sanh), qui, étymologiquement, signifient une naissance dans la joie, dans l'allégresse illuminant le monde, ou encore l'autre mot "apparition" (Thị hiện) qui étymologiquement signifient une manifestation en chair et en os, palpable et ostensible aux yeux de tous, ou encore le mot avatara (Giáng sanh), dont le sens exact est la naissance à partir d'un endroit élevé par rapport au monde des poussières.

Ces trois appellations ont chacune leur nuance : Đản sanh s'applique à la naissance d'une noble créature; Thị hiện implique l'idée que Bouddha est omniprésent dans le temps et dans l'espace; Giáng sanh indique que le Bouddha, en provenance d'un haut lieu, est descendu sur terre. Ces trois termes s'appliquent tous à la naissance de Bouddha.

Quant aux simples humains, il conviendrait d'employer les termes "Đầu Thai" qui impliquent l'idée que l'être naissant porte déjà en lui un karma (2) , qu'il ne pourra se libérer du samsara que par renaissances successives, elles-mêmes déterminées par l'accomplissement de bonnes actions.

En ce qui concerne Bouddha, auquel s'appliquent les termes Đản sanh ou Thị hiện quant à sa naissance, il a été décidé par sa propre volonté, en vue de secourir l'humanité en détresse et une fois sa mission accomplie, qu'il se retirerait de lui-même pour s'absorber dans l'univers, hors d'atteinte de la vie et de la mort.

2- Hoàn Cảnh Và Dòng Dõi Của Ðức Thích Ca

Ðức Phật giáng sinh ở xứ trung Ấn Ðộ, bây giờ là nước Népal, một nước ở ven sườn dãy núi Hy Mã Lạp Sơn, là một dãy núi cao nhất thế giới. Phong cảnh ở đấy rất đẹp; đến mùa xuân cả nước đơm bông nảy lá như một vườn hoa vĩ đại. Dân cư ở xứ ấy rất là thuần lương. Vị vua trị vì là Tịnh Phạn, một vị vua thuộc dòng Thích Ca, là một dòng họ lớn đã mấy mươi đời nối nghiệp trị vì đất nước này. Bà Hoàng Hậu Ma Da, cũng là một người thuộc dòng vua chúa đã lâu đời. cả hai ông bà vua Tịnh Phạn đều là người đã nhiều kiếp tu hành, có đức hạnh lớn, xứng đáng làm cha mẹ muôn dân.

Một hôm, trong thành Ca Tỳ La Vệ, là kinh đô của vua Tịnh Phạn, có l vía tinh tú, vua tôi cùng nhau mở hội ăn chơi. Hoàng Hậu Ma Da, sau khi dâng hương hoa cúng kiến trong cung điện rồi, ra ngọ môn bố thí thức ăn, đồ mặc cho dân bần cùng.

Khi trở về cung an giấc, Bà nằm mộng thấy một con voi trắng sáu ngà từ trên hư không xuống, lấy ngà khai hông bên hữu của Bà mà chun vào. Bà đem điềm chiêm bao ấy thuật lại cho vua Tịnh Phạn nghe. Vua ra lịnh mời các thầy đoán mộng. Các nhà tiên tri đoán rằng: "Hoàng hậu sẽ sanh một quý tử tài đức song toàn". Vua Tịnh Phạn rất mừng rỡ, vì ngôi báu từ đây sẽ có người truyền nối.

Ðến sáng ngày mồng tám tháng tư âm lịch (trước Tây lịch 624 năm), tại vườn Lâm Tỳ Ni, cách thành Ca Tỳ La Vệ 15 cây số, Hoàng hậu Ma Da đang ngoạn cảnh, trông thấy cành hoa Vô Ưu mới nở, thơm ngát, bà đưa tay phải với hái, thì Thái Tử cũng vừa xuất hiện ngay đấy.

Ngày đản sanh Thái Tử, trong thành Ca Tỳ La Vệ, cảnh vật đều vui vẻ lạ thường, khí hậu mát mẻ, cây cỏ đều đơm hoa trổ trái; sông, ngòi, mương, giếng nước đều trong đầy; trên hư không chim chóc và hào quang chiếu sáng cả mười phương.

Vua Tịnh Phạn vui mừng khôn xiết mời các vị tiên tri đến xem tướng Thái Tử. Trong số ấy, có đạo sĩ tên A Tư Ðà tu ở núi Hy Mã Lạp, tiên đoán rằng: Thái Tử vì có 32 tướng tốt xuất hiện, nên sẽ trở thành một vị Thánh.

Nhưng vua Tịnh Phạn lại chỉ muốn con mình làm một vị vua để nối dõi tông đường mà thôi. Vì thế, Tịnh Phạn Vương muốn đổi số mệnh con mình, nên đặt tên cho Thái Tử là Tất Ðạt Ða *(Siddartha) theo tiếng Phạn, nghĩa là: "Kẻ sẽ giữ chức vị mà mình phải giữ". Chức vị mà Tịnh Phạn Vương muốn ám chỉ đây tức là ngôi Vua. Ngài không ngờ rằng chính thật chức vị của Ngài là chức vị Phật.

Hoàng hậu Ma Da sau khi sanh Thái Tử được bảy ngày, vui thú quá vì thấy mình đã làm tròn nhiệm vụ cao quý, và đã rửa sạch nghiệp báo nên Bà trút được xác phàm và sanh về cõi trời Ðao Lợi. Vua Tịnh Phạn giao Thái Tử cho em gái Hoàng hậu là Ma Ha Ba Xà Ba Ðề nuôi dưỡng.

 

II - LES ORIGINES SOCIALES DU BOUDDHA.

Le Bouddha, dont le nom personnel était Siddhartha (en sanskrit) et le nom de famille Gautama (sk.), vivait dans le Nord de l'Inde au VIème siècle avant Jésus Christ. Son père, le roi Suddhodana, gouvernait le royame Sakya (dans le Népal actuel). Sa mère était la reine Maya. Le Népal s'étale au pied de l'Himalaya, la plus haute chaîne de montagnes du monde. C'est un pays au climat tempéré, recouvert d'une végétation luxuriante, qui se pare des plus belles fleurs au printemps. La population est connue pour sa douceur et son sens de la vertu.

Un jour faste vit la célébration solennelle à Kapilavastu, capital du Népal, de la fête des astres, sous la présidence effective du roi et de la reine. La fête terminée, la reine Maya se rendit à la Porte Royale pour distribuer les victuailles et aumônes aux pauvres gens.

Puis, elle rentra au Palais, sombra dans un profond sommeil. Ce fut alors qu'elle vit en rêve un éléphant blanc à six défenses descendre du ciel et pénétrer en elle par le flanc droit. Réveillée, elle se mit à raconter ce rêve au roi qui convoqua sur le champ les astrologues pour leur demander des explications. Voici la prédiction des astrologues : "La reine Maya Devi donnera naissance à un garçon au destin exceptionnel". Cette heureuse nouvelle comble de joie le roi du Népal qui souhaitait ardement avoir un héritier pour lui succéder sur le Trône.

Le quinzième jour du quatrième mois du calendrier lunaire (624 avant Jésus-Christ), il se produisit un événement extraordinaire au Jardin Lumbini situé à 15kms de Kapilavastu : la reine Maya contemplait les fleurs "sans soucis", espèce rare au parfum d'une suavité pénétrante; de sa main droite, elle esquissa le geste de cueillir cette fleur, lorsque le miracle se produisit : le Petit Prince vit le jour dans un cadre enchanteur.

Le jour de sa naissance, dans la citadelle de Kapilavastu régnait une atmosphère d'allégresse, la nature parée de ses plus belles fleurs, retentissait de chants d'oiseaux; les cours d'eau, les étangs et les puits se remplissaient d'eau d'une limpidité de cristal, et le ciel était empli d'une lumière radieuse.

Le Roi du Népal fit venir les physionomistes pour examiner le Petit Prince. Parmi eux, il y avait l'ermite Asita de l'Himalaya qui devisait ainsi: le Petit Prince avait 32 boutons roses ou grains de beauté qui ornaient l'ensemble de son corps; il deviendrait un Saint.

Cette révélation ne semblait point réjouir le Roi, car il voulait non pas un Saint, mais quelqu'un pour régner plus tard sur le royaume. Il s'avisa donc de changer le destin de son fils en lui donnant le nom de Siddharta qui signifie: celui qui gardera la fonction du prédécesseur. Il s'agissait de la fonction royale; mais le Roi ne s'attendait nullement à ce que la fonction de son fils fut en réalité le prédécesseur des Bouddhas.

Sept jour après avoir donné naissance au Petit Prince, la reine Maya, toute heureuse d'avoir accompli sa mission sur terre, se libéra de sa dette karmique pour réintégrer le monde céleste Trayastrimsas. Privé subitement de son épouse bien-aimée, le Roi décida de confier le Petit Prince à la propre soeur de la Reine, la princesse Mahaprajapati.

3- Tài Năng Và Ðức Hạnh Của Thái Tử

Thái Tử mỗi năm mỗi lớn, thì diện mạo càng thêm khôi ngôi, tài năng càng phát lộ gấp bội. Ngài có một sức khỏe hơn người, một trí thông minh xuất chúng. Từ nghề văn cho đến nghiệp võ, Thái Tử học với ông nào thì trong ít hôm sau, vị giáo sư ấy phải xin cáo thối, vì không còn đủ sức để dạy nữa. Cho đến ông thầy danh tiếng đệ nhất thời bấy giờ là Sằn Ðề Ðề Bà cũng chịu khuất phục Ngài luôn.

Nhưng, mặc dù tài sức hơn người, thông minh xuất chúng lại ở trong địa vị cao sang quyền quý tột bậc, Thái Tử không bao giờ tỏ vẻ ngạo mạn, khinh người. Ngài có một thái độ rất hòa nhã ôn hòa, vô tư, bình đẳng. Lòng thương người, thương vật của Ngài không ai sánh kịp, h có dịp giúp đỡ, thì dù khó khăn bao nhiêu Ngài cũng không từ nan. Bởi thế, Ngài được trên Vua cha yêu quý, dưới thần dân kính trọng, nể vì.

III - LES DONS ET VERTUS DU PRINCE.

Le Petit Prince grandissait parmi les fastes du Palais Royal. Son intelligence s'avivait en même temps que sa soif de s'instruire et de se perfectionner. Il s'exerçait aux travaux littéraires aussi bien qu'aux arts militaires. Il épuisait littéralement ses professeurs, à tel point que ceux-ci se retirèrent l'un après l'autre, y compris le célèbre Ksanti-Deva, dont l'érudition dépassait les frontières du Népal.

Malgrés ses dons exceptionnels, le Prince se comportait avec modestie et aménité envers tout le monde. Il venait au secours des gens en toutes circonstances. C'est pourquoi il était aimé du Roi Père et affectionné par tout le peuple népalais.

 

4- Những Ràng Buộc Của Tịnh Phạn Vương Ðể Ngăn Chí Xuất Gia Của Thái Tử 

Càng thương yêu, quý trọng con Tịnh Phạn Vương lại càng lo sợ con mình sẽ không ở lại với mình, mà sẽ xuất gia tìm Ðạo để thành một vị Thánh, như lời tiên đoán của đạo sĩ A Tư Ðà. Nhất là khi nhận thấy càng lớn, Thái Tử lại càng có vẻ suy nghĩ xa xăm, và nét mặt Thái Tử lại không được vui tươi như thời thơ ấu, Vua Tịnh Phạn lại càng lo sợ rằng lời tiên tri xưa sẽ *thực hiện. Bởi thế, Vua cùng triều thần ngấm ngầm sắp đặt mọi kế hoạch để ràng buộc Thái Tử ở lại ngôi báo. Ngài truyền xây dựng ba tòa lâu đài nguy nga tráng lệ để Thái Tử thay đổi nơi ăn chốn ở cho hợp thời tiết quanh năm, và chọn từng trăm cung phi mỹ nữ có tài đàn ca hay, múa giỏi để giải khuây cho Thái Tử. Nhưng chừng ấy cũng chưa đủ Ngài còn làm l thành hôn cho Thái Tử với một Công chúa con vua Thiện Giác là Da Du Ða La, một Công chúa tuyệt đẹp và đức hạnh vô cùng.

Thái Tử bị bắt buộc phải lập gia thất và có một con là La Hầu La.

Nhưng, mặc dù sống một cuộc đời quá đầy đủ: nào chức tước danh vọng, nào lâu đài cung điện, nào đàn ca múa hát, nào vợ đẹp con ngoan, Thái Tử vẫn thấy lòng mình nặng trĩu bao nỗi băn khoăn, thắc mắc. Ngài cho cảnh đời Ngài đang sống đây không phải là hạnh phúc chân thật, mà là giả dối, mê muội, chỉ làm cho kiếp sống thêm nặng nề đau khổ. Ngài thấy cần phải tìm một lối thoát, một cuộc sống chân thật, có ý nghĩa và cao đẹp hơn.

IV - LES ENTRAVES ROYALES A LA VOCATION RELIGIEUSE DU PRINCE

Plus le Roi aimait son fils, plus il s'inquiétait de la vocation religieuse du Prince. Il craignait qu'un jour le Prince ne le quittât pour s'engager dans la voie purement religieuse, et devenir Saint-Homme, selon la prédiction de l'ermite Asita. Sa crainte augmentait à mesure qu'il décelait une certaine mélancolie qui s'emparait de son fils.

C'est alors, qu'après consultations des hauts dignitaires du royaume, il décida de ligoter le Prince en le mariant avec une princesse nommée Yashodara, d'une beauté resplendissante. Le Roi leur dota d'un palais magnifique et d'une centaine de serviteurs, musiciens et ballerines, avec mission d'amuser le couple princier.

Mais tout cela n'avait pas réussi à distraire le Prince, car de plus en plus il était décidé à réaliser sa vocation, alors qu'il était sans cesse confronté, au cours de ses promenades hors de la citadelle, avec les réalités de la vie, à la fois décevante et pathétique.

A l'âge de 29 ans, peu après la naissance de son fils unique, Rahula, il décida de tout abandonner, sa jolie femme et son fils unique, le palais et ses immenses richesses, en un mot tout son royaume, pour devenir un ascète en quête d'une solution définitive à la souffrance humaine.

 

5- Nhận Ra Bốn Tướng Khổ Ở Ðời

Một hôm, nhân ngày l hạ điền, Thái Tử theo vua cha ra đồng xem dân chúng cày cấy. Cảnh xuân, mới nhìn qua, thật là đẹp mắt, nào hoa lá tốt tươi, muôn chim đua hót; nào bầu trời quang đãng, gió xuân phơi phới. Cảnh tượng có vẻ thái bình, an lạc lắm. Nhưng tâm hồn Thái Tử không phải là một tâm hồn hời hợt, xét đoán một cách nông nỗi. Trái lại, Ngài nhìn sâu vào trong cảnh vật và đau đớn nhận thấy rằng cõi đời không đẹp đẽ an vui như khi mới nhìn qua. Ngài thấy người nông phu và trâu bò làm việc một cách cực nhọc dưới ánh nắng thiêu đốt, để đổi lấy bát cơm, nắm cỏ. Chim chóc tranh nhau ăn tươi nuốt sống côn trùng đang giãy giụa* trên những luống đất mới cày. Cũng trong lúc ấy, trong bụi rậm người thợ săn đang nhắm bắn những con chim kia, và trong khu rừng gần đấy, bọn hổ báo đang rình bắt người thợ săn. Thật là một cảnh tương tàn tương sát, không phút giây nào ngừng ! Chỉ vì miếng ăn để sống mà người và vật dùng đủ mọi phương kế để giết hại lẫn nhau không biết gớm.

Ngài nhận thức rõ ràng sự sanh sống là khổ.


Một hôm khác, Ngài xin phép Vua cha đi dạo ngoài bốn cửa thành để được tiếp xúc với thần dân.

Ra đến cửa Ðông, Ngài gặp một ông già tóc bạc, răng rụng, mắt lờ, tai điếc, lưng còng, nương gậy lần từng bước ngập ngừng như sắp ngã.

Ðến cửa Nam, Thái Tử thấy một người đau nằm trên cỏ, đang khóc than rên siết, đau đớn vô cùng.

Ðến cửa Tây, Ngài trông thấy một cái thây chết nằm giữa đường, ruồi lằng bu bám, và sình lên, trông rất ghê tởm.

Ba cảnh khổ già, đau, chết, cộng thêm vào cái ấn tượng tương tàn trong cuộc sống mà Thái Tử đã nhận thấy khi đi xem l cày ruộng, làm cho Ngài đau buồn, thương xót chúng sanh vô cùng.

Một hôm khác nữa, Ngài ra cửa Bắc, gặp một vị tu sĩ tướng mạo nghiêm trang, điềm tỉnh thản nhiên như người vô sự đi ngang qua đường. Thái tử thấy trong lòng nẩy sinh một cảm mến đối với vị tu sĩ. Ngài vội vã đến chào mừng và hỏi về ích lợi của sự tu hành. Vị Sa môn đáp rằng: "Tôi tu hành là quyết bỏ dứt mọi sự ràng buộc của cõi đời, *về cầu cho mình khỏi khổ và thành chánh giác để phổ độ chúng sanh đều được giải thoát như mình" 

Lời giải đáp trúng với hoài bão mà Thái Tử đang ấp ủ bấy lâu, nên Ngài khôn siết vui mừng. Ngài liền trở về cung xin vua cha cho mình xuất gia. Vua Tịnh Phạn không nhận lời. Thái Tử yêu cầu vua cha 4 điều nếu vua giải quyết được thì Ngài hoãn viêỉc đi tu, để trở lại lo chăn dân, trị nước. Bốn diều này là: 

1. Làm sao cho con trẻ mãi không già

2. Làm sao cho con mạnh mãi không đau

3. Làm sao cho con sống hoài không chết

4. Làm sao cho mọi người hết khổ

Bốn điều này làm cho vua cha bối rối, không giải quyết được điều nào cả.

 

V-LES QUATRES SOUFFRANCES  (DUKKHA) DE L'EXISTENCE

Un beau matin, qui coïncidait avec la fête du repiquage, le Prince suivait le Roi Père pour voir les cultivateurs s'affairer dans les rizières, aux abords de la capitale. Le temps était magnifique: la nature semblait en fête sous les rayons solaires. Tout ce spectacle n'était que superficiel, car le Prince, lui voyait les êtres et les choses en profondeur, en leur réalité décevante et pathétique.

Il vit notamment le cultivateur essoufflé et le buffle à pas pesants traîner la charrue sous l'ardeur solaire, pour obtenir l'un le bol de riz et l'autre une poignée d'herbe; pendant ce temps, les oiseaux se disputaient les vers de terre qui se contorsionnaient de douleur; à l'afflût derrière les buissons voisins, des braconniers étaient en train de braquer leur arme sur ces mêmes oiseaux; au même moment, pas loin de là, des tigres et des léopards rôdaient autour de ces mêmes braconniers...

Bref, c'était un vrai spectacle de tueries et de massacres mutuels, sans pitié aucune. Le Prince constata de visu que l'existence n'était que dukkha ou souffrance.

Un autre jour, le Prince obtint du Roi l'autorisation de se rendre hors de la citadelle, par les quatres miradors, pour voir comment vivait le peuple.

A la sortie du mirador de l'Est, il rencontra un vieillard aux cheveux blancs, édenté, presque aveugle, sourd, le dos voûté, s'appuyant sur une canne et titubant.

A la sortie du mirador du Sud, il vit un homme malade étendu sur l'herbe, en train de gémir et se tordre de douleur.

A la sortie du mirador de l'Ouest, il vit un cadavre gisant à même la chaussée de la route, avec toute une nuée de mouches dévorant la chair moisie.

A ces trois spectacles de la vieillesse, de la maladie, et de la mort, s'ajoutait le souvenir de la promenade antérieure, au cours de laquelle il avait pu constater que l'existence n'était qu'un massacre mutuel, le Prince en souffrait davantage jusqu'au plus profond de son être et éprouvait une compassion immense pour l'humanité en détresse.

En somme, tout ce n'est que dukkha (en pali) ou duhkha (en sanskrit) qui a le sens de souffrance, douleur, peine, misère, par opposition du mot sukkha qui signifie bonheur, aise, bien-être.

Un autre jour, le Prince sortit de la citadelle par le mirador du Nord. Il rencontra un religieux, un ascète à la physionomie dégagée de tout souci, qui traversait la route. Il se sentit soudain envahi par un sentiment de respect et d'admiration envers le moine. Il s'approcha de lui pour s'enquérir de sa condition et de l'opportunité des pratiques religieuses.

Le moine lui répondit : "Je mène une vie ascétique et me livre aux pratiques religieuses, dans le but de mettre fin à mes souffrances, d'atteindre la vérité et la clairvoyance, et d'aider mes semblables à se délivrer d'eux-mêmes."

Cette réponse fit grand plaisir au Prince, car elle coïncidait avec ses aspirations les plus intimes. De retour au Palais, le Prince sollicita du Roi-Père l'autorisation de quitter le palais pour se faire religieux.

Le Roi-Père s'y opposa. Alors, le Prince lui posa quatre conditions, pour qu'il renonçât à son voeu, à savoir:

1 - Faites en sorte que je sois toujours jeune et que je ne vieillirai jamais.
2 - Faites en sorte que je sois toujours en bonne santé et que je ne sois jamais malade.
3 - Faites en sorte que je vive toujours et que je ne meure jamais.
4 - Faites en sorte que plus personne ne souffre en ce monde.

Il est évident que le Roi ne pouvait satisfaire à aucune de ces conditions.

6- Sự Xuất Gia Tìm Ðạo 

Tịnh Phạn Vương, khi biết được ý định xuất gia của Thái Tử, lại càng lo sợ, lại tìm hết cách để ngăn cản, ràng buộc Ngài trong "cung vui". Nhưng một khi Thái Tử đã quyết thì không có sức mạnh gì ngăn trở được Ngài.

Một đêm khuya thừa dịp quân lính canh gác và cung phi mỹ nữ say ngủ sau một tiệc linh đình, Thái Tử lén trổi dậy, *khi nhìn vợ con lần cuối, rồi đánh thức tên giữ ngựa Xa Nặc dậy, thắng yên cương, rồi hai thầy trò trốn ra khỏi thành. Lúc bấy giờ nhằm đêm mồng tám tháng h ai, và Ngài được 19 tuổi.

Sau khi vứt bỏ khỏi cuộc đời vương giả, Thái Tử đi vào vùng sdsâu *tìm Ðạo.

Ban đầu Ngài đến ở tu với các vị tu khổ hạnh. Nhưng hạng người này sống một cách kham khổ, nhịn ăn nhịn uống, dãi nắng, dầm sương, hành thân hoại thể một cách ghê rợn. Thấy cách tu hành như thế không hiệu quả, Ngài khuyên các vị đó nên bỏ phương pháp tu hành ấy, nhưng họ không nghe. Ngài lấy làm thương họ, nên tìm đi nơi khác để tu hành. Ngài đi hết chổ này đến chổ khác, ở đâu nghe có một vị tu hành đắc đạo thì Ngài tìm đến học; nhưng đến đâu thì Ngài thấy đạo của họ vẫn còn hẹp hòi, thấp thỏi, không thể giải thoát cho con người hết được. Từ đấy Ngài * chốn tu tập một mình, đêm ngày nghiền ngẫm đến đạo giải thoát, quên ăn bỏ ngủ thân hình mỗi ngày mỗi tiều tụy. Một hôm Ngài kiệt sức, nằm ngã liệt trên cỏ, và được một người chăn cỏ đến đổ sủa cho Ngài tỉnh lại. Từ đó Ngài nhận thấy nếu muốn có kết quả, cần phải bổ dưỡng thân thể cho được mạnh khỏe, chứ không bỏ quên nó đi được.

Khi thấy mình đủ sức khỏe để chiến đấu trong trận cuối cùng với bóng tối si mê và dục vọng, và đem lại ánh sáng giác ngộ, Ngài đến ngồi nhập định dưới gốc cây Bồ Ðề và thề rằng: "nếu ta không thành đạo thì thịt nát sương tan, ta cũng quyết không rời chỗ này."

 

VI - L'ADIEU A LA FAMILLE ET

                LA RECHERCHE DE LA VOIE

Sachant les intentions du Prince, le Roi-Père cherchait par tous les moyens à le retenir au palais, mais que pouvait-il faire, une fois la décision du Prince arrêtée? C'était dans le mystère d'une profonde nuit, profitant d'une relâche dans la surveillance du Palais par les gardes royaux, plongés dans le sommeil, ainsi que les servantes fatiguées par les festivités tardives, le Prince jeta un dernier regard sur la Princesse et leur fils, puis alla réveiller le palefrenier Chandaka, et tous deux enfourchèrent leur rapide coursier pour sortir de la citadelle. C'était le huitième jour du deuxième mois du calendrier lunaire, au moment où le Prince atteignit vingt neuf ans.

Ayant mis fin à sa vie princière, il s'engagea dans la forêt profonde, à la recherche de la voie. Pendant six ans, il errait le long du Gange et fréquentait les moines ascétiques. Il les voyait mener une existence des plus misérables se privant de tout, bravant les intempéries, laissant le corps se détruire de façon horrible.

Il les conseillait d'abandonner ce genre de pratique, mais ils ne voulaient rien entendre. Tout en compatissant à leurs souffrances physiques, il se rendit ailleurs pour chercher la voie. Il allait d'un monastère à l'autre, mais nulle part il ne trouva la vraie doctrine.

Dès lors, il prit la décision de chercher tout seul la voie capable de mener vers la vérité suprême. Il passait des journées entières à méditer sur les causes de la souffrance humaine et rechercher les moyens adéquats pour y mettre fin. Il oubliait souvent de manger et de boire, au point de tomber évanoui sur l'herbe jusqu'au moment où un berger vint le secourir avec un bol de lait de brebis.

Il s'aperçut alors qu'il fallait aussi se nourrir convenablement pour ne pas succomber de déficience physique, autrement on risquerait de mourir avant d'avoir atteint la vérité.

7-  Thành Ðạo 
Ðức Thích Ca đã ngồi nhập định 49 ngày đêm dưới gốc Bồ Ðề. Trong 49 ngày ấy Ngài đã chiến đấu với bọn giặc phiền não ở nội tâm như tham, sân, si, nghi, mạn...và chiến đấu với giặc Thiên Ma do Ma Vương Ba Tuần chỉ huy.

Sau khi thắng cả giặc ở nội tâm cả ngoại cảnh, tâm trí được khai thông, Ngài hốt nhiên đại ngộ.

Trong đêm thứ 49, vào canh hai, Ngài chứng được quả "Túc Mệnh Minh", thấy rõ được tất cả quá khứ của mình trong tam giới. Ðến nữa đêm, Ngài chứng được quả "Thiên Nhãn Minh", thấy được tất cả bản thể của vũ trụ và Ngài *nguyên nhân cấu tạo của nó. Ðến canh tư, Ngài chứng được *quả của đau khổ và phương pháp dứt trừ đau khổ để được giải thoát khỏi tư *pháp luân hồi.

Từ ngày ấy, Ngài được Ðạo vô thượng, thành bậc "Chánh Ðẳng Chánh Giác", hiệu là Phật Thích Ca Mâu Ni. Ngày thành đạo của Ngài tính theo âm lịch là ngày mồng 8 tháng 12, vào lúc sao mai mọc. Lúc ấy Ngài được 30 tuổi.

VII - L'EVEIL

Il se mit alors à s'asseoir, les jambes croisées, dans la position du lotus, au pied de l'arbre Bodhi, qu'il jura de ne pas quitter tant qu'il n'aura pas atteint la parfaite connaissance. Le Bodhi (ficus religiosa), c'est l'arbre de la sagesse, ombrageant la rive du fleuve Néranjara, à Buddha Gaya, près de Gaya, dans le Bihar actuel.

Il se plongeait dans la méditation pendant 49 jours d'affilée, tout en luttant contre la faim, les intempéries, les tentations et les forces maléfiques. Après avoir maîtrisé le tout, en dedans comme au dehors, il se vit illuminé et atteignit la parfaite connaissance.

Il avait alors trente cinq ans, Gautama atteignit l'Eveil (anuttara samyak-sambodhi), après quoi il fut reconnu comme le BOUDDHA, c'est-à-dire l'Eveillé, l'Illuminé, comme le Tathagata, celui qui a trouvé la Vérité.

On raconte qu'au cours de la quarante-neuvième nuit, à la deuxième veille, il revit tout son passé, il pénétra les origines de l'univers et sa constitution, de même qu'il parvint à découvrir la cause de la souffrance humaine, les moyens d'y mettre fin et de se libérer de la dette karmique. C'était le huitième jour du douzième mois, à l'aurore, alors que l'étoile du berger scintillait encore dans le firmament.


8- Ý Nghĩa Cao Cả Trong Sự Xuất Gia Tìm Ðạo Của Ðức Phật 

Những chiến sĩ chiến thắng quân địch ở ngoài chiến trường, thường được ca tụng là anh hùng. Càng chiến thắng được nhiều quân địch càng được hoan hô là anh hùng cái thế. Nhưng những kẻ anh hùng cái thế ấy, như Nã Phá Luân, Thành Cát Tư Hãn, Xê Ða (*Céar), chính mình? cho nên thắng người đã khó mà thắng mình lại khó hơn. Ðức Phật đã thắng cả ngoại cảnh lẫn nội tâm, đã thắng được giặc Ma Vương * Dục Vọng. Ðức Phật thật xứng đáng với danh hiệu Ðại Hùng Ðại Lực.

Ngài không phải * quyền lời riêng mình mà chiến đấu. Ngài chiến đấu vì tình thương. Mà tình thương ở đây cũng không phải chỉ nhằm tình thương trong phạm * hẹp hòi của gia đình: thương cha mẹ, vợ con, bạn bè. Tình thương ở đây là tình thương chúng sanh, tất cả cõi đời. Tình thương ấy nó rộng sâu như trời bể, thiết tha như tình mẹ thương con. Ðức Phật thật xứng đáng với danh hiệu Ðai Từ Ðại Bi. 

Lại tình thương ấy*, Ngài đã hoan hỷ lìa bỏ ngôi báu cung vàng điện ngọc, vợ đẹp con ngoan, đàn hay múa đẹp, mùi ngon vị lạ để sống một đời kham khổ, đạm bạc, thiếu thốn, giữa rừng thiêng nước độc. Một khi mà rời bỏ thứ mà người đời cho là qúy báu nói trên, Ngài không một phút giây nào hối tiếc, muốn quay về để hưởng thụ lại. Bằng cớ là Ma Vương đã sai con gái mình giả làm nàng Gia Du đến kêu gọi van xin Ngài trở về cung, mà Ngài không một chút bận tâm thối chuyển. Ngài xứng đáng với danh hiệu là Ðại Hỷ Ðại Xả.

Cho nên ngày nay, mỗi khi xưng tán danh hiệu Ngài, chúng sanh không thể không suy gẫm cái ý nghĩa sâu sắc và đúng đắn mà người đời từ xưa đến nay đã tôn xưng Ngài là Ðại Hùng, Ðại Lực, Ðại Từ, Ðại Bi, Ðại Hỷ, Ðại Xả.

 

VIII - SIGNIFICATION DU RENONCEMENT FAMILIAL ET DE LA RECHERCHE DE LA VOIE DU BOUDDHA.

Les généraux qui se distinguent sur les champs de bataille sont consacrés héros. Plus ils gagnent de victoires, plus ils sont admirés et plus ils sont considérés comme faiseurs d'histoires et constructeurs du monde. Napoléon, Gengis Khan, Jules César : lesquels de ces trois pouvait prétendre avoir vaincu ses propres ambitions? C'est pourquoi, s'il est difficile de vaincre les autres, il est autrement plus difficile de se vaincre soi-même.

Le Bouddha a vaincu les forces maléfiques émanant du Diable, en même temps qu'il a su neutraliser les tentations et les désirs multiples qui l'assaillaient de tous bords. Bouddha a vraiment mérité les appellations Grand Brave (ñåi-Hùng) et Grand Invincible (ñåi-L¿c).

Le combat héroïque qu'il livrait, ce n'était pas pour ses propres intérêts, mais c'était plutôt pour l'amour, non pas cet amour étriqué pour sa famille et ses proches amis, mais l'amour du prochain, l'amour pour l'humanité entière. Cet amour atteint l'immensité de l'océan et du ciel; il s'imprègne d'altruisme universel, et dont l'intensité n'a d'égale que l'affection qu'éprouve un père pour ses propres enfants.

Le Bouddha mérite vraiment les appellations Grand Bienfaiteur (ñåi-TØ) et Grand Miséricordieux (ñåi-Bi). Cet amour de l'humanité l'a poussé à tout abandonner le trône et les palais, sa femme et son enfant, un entourage fastueux, pour accepter de plein gré une existence itinérante, une vie ascétique faite de privations et de sacrifices, au coeur de la forêt sauvage. Après avoir ainsi tout abandonné, il n'avait ressenti aucun regret, et l'idée ne lui était jamais venue de retourner au palais pour profiter à nouveau des fastes d'antan.

Une fois, le Roi des diables Mara-raja lui envoya sa propre fille déguisée en princesse Yasodhara, pour essayer de le convaincre de retourner au palais, mais le Bouddha demeura impertubable. Le Bouddha mérite vraiment les appellations Grand Bienheureux (ñåi-H›) et Grand Magnanime (ñåi-Xä).

A ce jour, quand nous invoquons le Bouddha, nous ne pouvons nous empêcher de faire l'unanimité avec tous ceux qui, à travers les siècles, et de par le monde, ont toujours appelé Bouddha, le Grand Brave, le Grand Invincible, le Grand Bienfaiteur, le Grand Miséricordieux, le Grand Bienheureux et le Grand Magnanime.

C- Kết Luận: C- Conclusion

Chúng Ta Nên Phát Tâm Rộng Lớn Và Mạnh Mẽ

Chúng ta đã được biết qua đời sống của Ðức Phật từ khi sơ sanh cho đến thành đạo. Bài học của đời Ngài dạy cho chúng ta nhiều ý nghĩa, nhiều phương diện quý báu.

Nhưng điều quý báu nhất đối với kẻ sơ cơ như chúng ta là phải phát tâm Bồ Ðề rộng lớn, nguyện vì đời, vì đồng bào, đồng loại mà tu hành, chứ không phải *là ích lợi riêng cho chúng ta.

Chúng ta lại phải phát tâm dõng mãnh, tích cực trong sự tu hành; một khi vào đường đạo, thì dù gặp nguy nan, hiểm trở khó khăn cũng nhất thiết không thối lui quay gót. Chúng ta phải tập cho được cái đức kiên trí như Ðức Phật khi ngồi thiền định dưới gốc Bồ Ðề. 

Ðược như vậy mới xứng đáng là "chân chánh Phật tử".

 

Nous devons pratiquer la vertu bouddhique sur une grande échelle et de toute notre force.

Nous possédons ainsi les grandes lignes de la vie du Bouddha, de sa naissance jusqu'à son illumination. Cette vie nous offre des enseignements le plus précieux, c'est que le Bouddha encourageait, stimulait chacun à pratiquer la vertu et faire oeuvre charitable, à s'améliorer constamment, à travailler soi-même à son émancipation, à trouver en soi-même son propre soutien, son île et son refuge inexpugnable, car l'homme a le pouvoir, par son effet personnel et par son intelligence, de se libérer de toute servitude et de neutraliser, en fin de compte, son enchaînement karmique.

Par ailleurs, le fait de se convertir, d'entrer en religion, de se constituer disciple de Bouddha, n'est pas seulement pour soi-même, mais aussi et surtout pour le service de la société et de l'humanité entière. Nous devons pratiquer la religion avec tout notre coeur et de toute notre intelligence, en ne reculant devant aucune difficulté, en affrontant toutes les adversités d'où qu'elles viennent. Suivons l'exemple lumineux du Bouddha imperturbable et inébranlable au pied de l'arbre de la Sagesse.

C'est à ces conditions seulement que nous mériterons le titre de disciple authentique de Bouddha (chân PhÆt Tº). Nous avons vu plus haut que le Bouddha a réalisé son grand voeu à la faveur d'un altruisme incommensurable, en sacrifiant le bonheur familial au service de la religion. Son grand voeu fut : aspirer à devenir l'Eveillé pour répondre aux quatre bienfaits d'En-Haut, et neutraliser les trois chemins de la misère en ce bas monde.

C'est pourquoi, après avoir atteint l'Eveil, le Bouddha ne s'empressait pas à entrer au Nirvâna; par contre, il s'en tenait à continuer la mission de prédicateur, à la place des Bouddhas antérieurs, en faisant sortir les gens de la torpeur et de leur ignorance.

Le Bouddha savait bien que cette mission n'était pas facile, car sa doctrine était imprégnée de haute spiritualité, alors que les fidèles étaient de conditions sociales hétérogènes, d'autant plus qu'à l'issue de multiples générations plongées dans l'erreur et l'ignorance, ils n'étaient pas à même de comprendre l'essence du bouddhisme. Habitués jusqu'alors à vivre dans l'obscurantisme, il leur était bien difficile de saisir toute la portée philosophique de cette doctrine nouvelle, laquelle constituait pour eux une sorte de lumière aveuglante.

Néanmoins, le Bouddha estimait avec justesse que tout être humain, si humble soit-il, portait en lui le germe de la bouddhéité, tout comme le lotus, bien que naissant de la fange, s'épanouit au grand jour avec ses étamines d'or et son parfum d'une suavité incomparable. Persuadé que tout être humain est perfectible, le Bouddha n'en était que plus décidé à poursuivre sa noble mission.

 separateur.gif (356 octets)