HT Thích Thiện Hoa
Phật học phổ thông

LES BASES FONDAMENTALES DU BOUDDHISME MAHAYANA
(traduction par l'INSTITUT DE RECHERCHE BOUDDHIQUE LINH-SON - Retraite 1997)

 
separateur.gif (356 octets) 

                            Khóa Thứ Nhất - Nhất Thừa Phật Giáo                                

Trở về Mục Lục  

Table de matière

Bài Thứ 1

  Leçon 1

ĐẠO PHẬT

LE BOUDDHISME

A- Mở Ðề: A- Introduction

Phật ra đời vì một nhân duyên lớn: Khai thị chúng sanh ngộ nhập Phật tri kiến.

Người đời thường nói một cách hời hợt cho qua chuyện, "Ðạo nào cũng tốt!". Lời nói ấy, hoặc vì xã giao để cho vui lòng khách, hoặc vì chưa rõ bề mặt trong của các Ðạo khác nhau thế nào, nên mới ra như thế. Thật ra về mục đích thì đạo nào cũng có giá trị của nó, chẳng qua chỉ hơn nhau về từng bậc cao thấp mà thôi. Nhưng mục đích tốt dù sao, cũng chưa đủ. Ðiều quan trọng là làm sao thực hiện được mục đích ấy, và đem lợi ích rộng lớn cho đời. Thử hỏi nếu đạo nào cũng có giá trị như nhau, thì sao trước đây 2500 năm, trong lúc xứ Ấn độ đã có 94 thứ đạo rồi, mà đức Phật Thích Ca còn giáng sinh làm chi nữa?

Chẳng qua các Ðạo tuy nhiều, mà chưa được toàn "chơn, thiện, mỹ", nên đức Phật mới ứng thân thị hiện, dạy cho chúng sanh đạo Vô Thượng Chánh Ðẳng Chánh Giác, ngõ hầu giải thoát khỏi khổ sanh tử luân hồi, được tự tại vô ngại như Phật. Kinh Pháp Hoa chép, "Vì một nhân duyên lớn, Phật mới xuất hiện ra đời".

Nhân duyên lớn ấy là gì? Chính là: "Khai thị chúng sanh ngộ nhập Phật tri kiến", để cho chúng sanh được nhờ đó mà đổi mê ra ngộ thấy tánh tỏ tâm, vượt sống khỏi chết, lìa khổ được vui.

Le Bouddha est venu au monde pour une cause grandiose: "Ouvrir les yeux à toutes les créatures vivantes afin que celles-ci parviennent à l'Eveil et à la Sagesse de Bouddha".

Dans la vie, on a l'habitude de parler à la légère : "Toutes les religions sont bonnes". Cette réflexion est prononcée soit par courtoisie envers les visiteurs, soit par la méconnaissance du fonds des religions et de leurs différences. En réalité, en ce qui concerne le but, toutes les religions ont leur valeur et ne se diffèrent que par un niveau plus ou moins élevé. Mais si leur but est bon, cela n'est pas suffisant. L'importance est d'atteindre ce but et de rendre au monde le plus large et le plus grand service. On peut se poser la question : "Si toutes les religions ont la même valeur, pourquoi, il y a vingt cinq siècles, alors que l'Inde avait déjà quatre-vingt-quatorze religions, le Bouddha SAKYAMUNI (en sanskrit) vint-il encore au monde ?

Les religions de cette époque étaient nombreuses mais elles n'atteignaient pas encore la perfection du Vrai, du Bon, du Beau. C'est pourquoi, le Bouddha est venu au monde pour enseigner aux créatures vivantes, sa doctrine supérieure à toutes, afin de les délivrer des souffrances provenant de la naissance, de la mort, de la réincarnation, de les amener à se libérer de toute entrave comme le Bouddha lui-même. Il est écrit dans le Sutra Le Lotus de la Vrai Loi (Saddharmapundarika sutra) : "C'est en vertu d'une cause grandiose que le Bouddha apparut au monde".

Quelle est cette cause ? C'est pour ouvrir les yeux aux créatures vivantes pour qu'elles parviennent à l'Eveil et à la Sagesse de Bouddha et par là, transformer leur ignorance en connaissance, pour qu'ils voient l'essence originelle, échappent à la naissance et à la mort, se libèrent de la souffrance et trouvent la joie.

Ðịnh Nghĩa

1. Chữ Ðạo nghĩa là gì?

Chữ đạo có ba nghĩa:

Ðạo là con đường;
Ðạo là bổn phận;
Ðạo là lý tánh tuyệt đối, là bản thể.

a) Ðạo là con đường, như người ta thường dùng trong những chữ: nhân đạo, thiên đạo, địa ngục đạo, ngạ quỷ đạo, súc sanh đạo. Phàm là con đường thì có tốt, xấu, có thiện, ác v.v...Theo đạo Phật, h còn trong vòng đối đãi, thì không thể gọi hoàn toàn rốt ráo.

b) Ðạo là bổn phận, như người ta thường dùng những chữ: đạo vua tôi, đạo thầy trò, đạo vợ chồng v.v...Phàm là bổn phận thì thường chịu ảnh hưởng của phong tục hay tập quán. Phong tục và tập quán của nước này không giống nước kia. Vì vậy, chữ Ðạo là bổn phận cũng chưa đúng với nghĩa chữ Ðạo mà nhà Phật muốn nói.

c) Ðạo là* lý tánh tuyệt đối, là bản theă, nó lìa nói năng, không thể nghĩ bàn. Ðức Lão tử nói: "Ðạo mà nói ra được, không phải là đạo". Xưa có người hỏi một vị Tổ Sư: "Ðạo là gì?". Tổ sư đáp: "Trước Phật Oai Âm Vương, không có tên Phật và chúng sanh, lúc ấy chính là Ðạo".

Chữ Ðạo của nhà Phật chính là đồng nghĩa với bản thể vậy.

2. Chữ Phật nghĩa là gì?

Chữ Phật, nói cho đúng tiếng Phạn là Bouddha (Phật Ðà). Người Trung Hoa dịch nghĩa là Giác Giả, (bực đã giác ngộ, sáng suốt hoàn toàn). Giác có ba bực: 

a) Tự giác: Nghĩa là tự giác ngộ hoàn toàn do phước huệ và công phu tu hành, khác với phàm phu là những người còn mê muội, bị luân hồi trong cõi trần lao, khổ hải.

B) Giác tha: Nghĩa là mình đã giác ngộ, lại đem phương pháp giác ngộ ấy dạy cho những người tu hành được giác ngộ như mình. Người tu theo Tiểu Thừa không thể có được giác tha, vì chỉ lo giải thoát cho mình. Chỉ người tu theo Ðại Thừa mới có được giác tha, nghĩa là giác ngộ cho hết thảy chúng sanh đang chìm đắm.

C) Giác hạnh viên mãn: Nghĩa là giác ngộ hoàn toàn đầy đủ cho mình và cho người. Những bậc Bồ Tát, tuy đã giác ngộ cho mình và cho người, nhưng công hạnh chưa viên mãn, nên chưa gọi được là "Giác Giác Hạnh Viên Mãn". Chỉ có Phật mới có * được gọi là Giác Hạnh Viên Mãn.

Chữ Phật là một danh từ chung để gọi những bậc đã tự giác, giác tha và giác hạnh viên mãn, chứ không phải là một danh từ riêng để gọi một người nào nhất định. Ai tu hành được chứng quả như đã nói trên đều được gọi là Phật cả.

3. Ðạo Phật nghĩa là gì?

Theo những định nghĩa về chữ Ðạo và chữ Phật đã nói trên, chúng ta có thể giải thích chữ Ðạo Phật như sau:  Ðạo Phật là con đường chơn chánh, hoàn toàn sáng suốt đưa đến bản thể của sự vật, là lý tánh tuyệt đối, lìa tất cả hư vọng phân biệt, mà các đấng giác ngộ hoàn toàn đã phát minh ra. Ðạo Phật gồm tất cả tự lợi và lợi tha, tự giác, giác tha và có công hạnh độ mình, độ người được hoàn toàn thành tựu, rốt ráo viên mãn.

 

DEFINITION

1) Le sens du mot Marga (Đạo) (traduit habituellement par religion).

Le mot Marga (Đạo) a trois sens :

a) C'est un chemin, une voie.
b) C'est un devoir, une obligation.
c) C'est la raison absolue, l'essence originelle.

a) Au sens de "chemin", le mot "marga" (Đạo) est habituellement utilisé dans les expressions : chemin des hommes, chemin du ciel, chemin de l'Enfer, chemin des trépassés affamés, chemin des animaux. En tant que chemins, il peut y en avoir de bon et de mauvais, ceux du bien ou ceux du mal etc... Selon le Bouddhisme, tant qu'on reste dans le cercle de la relativité, on ne saurait atteindre la perfection.

b) Au sens de "devoir", obligation comme dans les expressions : devoirs et obligations entre le roi et le sujet, entre le père et les enfants, entre le maître et l'élève, entre les époux, etc... Tout devoir, toute obligation subit l'influence selon les pays. Ce sens du devoir, de l'obligation n'est donc pas conforme à celui de religion telle que le Bouddha l'a enseignée.

c) Au sens de "raison absolue", "d'essence originelle", le mot "marga" (Đạo) est alors ce qui dépasse la parole, et même toute conception de l'esprit humain. Lao-Tseu a dit: Le "Đạo" qui peut s'exprimer, n'est pas le "Đạo". Autrefois, quelqu'un a questionné un Maître "Qu'est-ce que le Đạo" ? Celui-ci répondit : "Avant le Bouddha Bhisma-Garjita-Glosa-Svararaha, il n'y avait pas de nom de Bouddha et de créatures vivantes, ce fut l'époque du vrai "Đạo"

2) Que veut dire le concept Bouddha ?

Bouddha est un mot sanskrit. Transcrit en chinois, il devient Phật-Đà et est traduit comme Eveillé, celui qui est parfaitement lucide et éclairé.

Il existe trois degrés dans la connaissance :

a) Connaissance réalisée par et pour soi-même, qui vous rend différent de l'homme ordinaire encore plongé dans son aveuglement, subissant le cycle de renaissances dans le monde des poussières, dans l'océan de souffrances.

b) Connaissance communiquée, transmise à autrui, c'est-à-dire qu'une fois parvenu à la sagesse, on en enseigne les méthodes d'acquisition. Ceci ne se trouve pas dans le Hinayana (ou Petit Véhicule n'est plus employé dans les milieux informés qui préfèrent le terme Theravada, l'Ecole des Anciens) dont le disciple ne cherche que son propre salut. Seul, le Mahayana dispose des moyens de conduire et d'aider toutes les créatures vivantes, se débattant encore dans le naufrage, à réaliser la connaissance.

c) Connaissance accomplie, c'est-à-dire une connaissance parfaitement atteinte par, pour soi-même et pour autrui. Bien qu'étant parvenu à une connaissance par, pour soi-même et pour autrui, les Bodhisattvas ne sont pas encore qualifiés de "Parfait Eveillé". Seul, Bouddha mérite cette désignation. 

Bouddha est ainsi un terme général s'appliquant aux personnes ayant absolument réalisé la connaissance complètement achevée à la fois par et pour soi-même, pour autrui, et ce n'est pas un nom propre, réservé à une personne désignée. Celui qui, par la pratique du perfectionnement, parvient aux résultats désignés ci-dessus, mérite cette qualification de Bouddha.

3) Qu'est-ce que le Bouddhisme ?

Suivant les définitions données plus haut aux mots "religion" et "Bouddha", nous pouvons expliquer comme suit le terme Bouddhisme : le Bouddhisme est le chemin juste, parfait, éclairé, qui conduit à l'essence même des choses, il est la raison absolue se séparant de toutes fausses conceptions différenciées, révélées par les Eveillés eux-mêmes.

Le Boudddhisme englobe l'intérêt personnel, l'altruisme, la connaissance réalisée par, pour soi-mêmes et pour les autres, et il a pour mérite d'apporter le salut à soi-même et aux autres d'une façon parfaite.

B- Chánh Ðề B- Développement

Ðạo Phật có từ lúc nào? có hai nghĩa:  Ðứng về phương diện bản thể mà xét thì Ðạo Phật có từ vô thỉ (nghĩa là không có đầu mối, không có giới hạn ở trong thời gian). Vì Ðạo Phật là bản tánh sáng suốt của chúng sanh, nên có chúng sanh là có Ðạo Phật; mà chúng sanh đã có từ vô thỉ thì Ðạo Phật cũng có từ vô thỉ. Ðứng về phương diện lịch sử và hạn cuộc trong thế giới này mà nói, thì Ðạo Phật đã có từ 2501 (1) năm nay (tính đến năm 1957), trước Thiên Chúa Giáo 544 năm.

Ai khai sáng ra Ðạo Phật?

Tín đồ Ðạo Phật cần phải biết lịch sử đức Giáo Chủ của mình.

Dưới đây, xin kể sơ lược những điểm chính của đời đức Giáo Chủ, người đã khai sáng ra Ðạo Phật, tức là đức Phật Thích Ca Mâu Ni

Ðức Phật Thích Ca Mâu Ni, nguyên là Thái Tử nước Ca Tỳ La Vệ (Kapilavastu) xứ Trung Ấn Ðộ, Phụ hoàng tên Tịnh Phạn Vương Ðầu Ðà Nà (Sudhodana); Mẫu hoàng tên là Ma Da (Maya). Họ Ngài là Kiều Ðáp Ma, xưa dịch là Cù Ðàm, tên Ngài làTất Ðạt Ða (Shidartha). Còn chữ Thích Ca (Sakya), Tàu dịch là Năng Nhơn: Năng là năng lực, Nhơn là từ bi. Mâu Ni (Muni) nghĩa là Tịch Mặc: Tịch là yên lặng, không bị khổ vui làm động tâm; Mặc là lặng lẽ, không bị phiền não khuấy rối, độ mình độ người, công đức đầy đủ.

Lúc nhỏ Ngài có trí tuệ sáng suốt và tài năng phi thường. Lớn lên nhìn thấy nhân sinh thống khổ, thế cuộc vô thường, nên Ngài cương quyết xuất gia tu hành, tìm đường giải thoát cho mình và cho người, ngõ hầu đưa tất cả chúng sanh lên bờ giác ngộ.

Sau sáu năm tu khổ hạnh trong núi Tuyết (Hymalaya), Ngài thấy tu khổ hạnh ép xác như thế, không thể đạt được chân lý, nên Ngài đi qua núi Koda, ngồi dưới gốc cây Bồ Ðề (Tất Bát La, dịch âm theo tiếng Ấn Ðộ) và thề rằng: "Nếu ta không thành đạo, thì dù thịt nát xương tan, ta cũng quyết không đứng dậy khỏi chỗ này". Với chí hùng dũng cương quyết ấy, sau 49 ngày tư duy, Ngài thấy rõ chân tướng của vũ trụ nhân sanh và chứng đạo Bồ Ðề. Sau khi thành đạo, Ngài chu du khắp xứ, thuyết pháp độ sinh, để chúng sanh chuyển mê thành ngộ, lìa khổ được vui. Suốt thời gian 49 năm, như một vị lương y đại tài, xem bịnh cho thuốc, Ngài đã dắt dẫn chúng sanh lên đường hạnh phúc và vạch cho mọi người con đường giác ngộ giải thoát.

Ðến 80 tuổi, Ngài nhập Niết Bàn ở thành Câu Thi Na, trong rừng Ta La (Song Thọ). Lúc bấy giờ, nhằm ngày Rằm tháng 2 âm lịch.

Giáo lý Ðạo Phật như thế nào?

Giáo lý của đạo Phật gồm trong 3 tạng kinh điển là Kinh, Luật, Luận.

1. Kinh: Kinh là những lời của đức Phật Thích Ca đã nói khi còn tại thế, để dạy chúng sanh dứt trừ phiền não và đạt đến quả Niết Bàn.

2. Luật: Luật là những giới luật mà Phật đã chế ra cho các đệ tử, để các đệ tử răn chừa các điều dữ, tu tập các điều lành, trau dồi thân tâm cho thanh tịnh.

3. Luận: Luận là những sách phần nhiều do các đệ tử Phật làm ra để bàn giải rõ ràng nghĩa lý mầu nhiệm trong kinh, luật hoặc quyết đoán tánh, tướng của các Pháp, phân biệt những lẽ phải *chẳng củam chánh đạo và tà đạo, khiến cho người đời khỏi nhận lầm phải trái, chánh tà.

Tam tạng kinh điển lại chia làm hai loại là Ðại Thừa và Tiểu Thừa.

Chữ Thừa nghĩa là chở, có chỗ cũng gọi là Thặng, nghĩa là cổ xe. Thừa hay Thặng đều có hàm ý nghĩa là: Giáo lý của Phật có công năng như một chiếc xe, đưa chúng sanh từ nơi cõi trần lao phiền não đến cảnh giới an vui thanh tịnh, từ biển khổ luân hồi đến Niết Bàn, giải thoát.

Ðại thừa như là cỗ xe lớn, có thể chở nhiều người trong một lúc; trái lại Tiểu Thừa như là một cỗ xe nhỏ, chỉ chở mỗi lúc một vài người mà thôi.

Sở dĩ giáo lý Ðạo Phật chia ra làm Ðại Thừa và Tiểu Thừa như thế, vì căn cơ và nguyện vọng chúng sanh không đồng nhau. Những hạng người nào nhận thấy mình chỉ đủ sức để giải thoát cho riêng phần mình mà thôi, như chiếc xe nhỏ chở được một vài người, thì theo giáo lý Tiểu Thừa.

Những hạng người nào tự nhận thấy mình có thể vừa giải thoát cho mình và cho người ra khỏi sanh tử luân hồi, tự nguyện độ mình và người cùng đi đến Niết Bàn, như một cỗ xe lớn, cùng chở trong một lúc được nhiều người, thì theo Ðại Thừa. Hạng người này rõ biết phiền não, sanh tử như huyển hóa, nên không chịu sớm an vui ở quả vị cuối cùng của mình, mà thường độ sanh không bao giờ biết mỏi mệt; và vì nhận thấy chúng sanh còn đau khổ, thì mình chưa có thể an vui được.

Sự Truyền Bá Của Ðạo Phât:

Sau khi Phật Thích Ca nhập diệt, hai vị đại đệ tử của Phật là Ngài Ca Diếp và Ngài A Nan thay Phật hoằng truyền Phật pháp ở Ấn độ. Ðó là thời kỳ thứ nhứt. Thời kỳ thứ hai do các vị Tổ sư Long Thọ, Mã Minh và Vô Trước lãnh đạo. Thời kỳ thứ ba do các vị Tổ sư Long Trì, Thiện Vô Úy và Liên Hoa Sanh đảm nhiệm.

Từ Ấn Ðộ, Phật Giáo lan truyền vào các nước lân cận, rồi toàn cõi Á Ðông, và cuối cùng toàn cả thế giới. Sự truyền bá này đi theo hai hướng: một hướng về phương Bắc và một hướng về phương Nam. (Xem Lịch sử truyền bá Phật Giáo khóa 5)

Về phương Bắc, thì gọi là Bắc Phương hay là Bắc Tôn Phật Giáo, hay Ðại Thừa Phật Giáo, gồm có những nước: Tây Tạng, Trung Hoa, Mông Cổ, Mãn Châu, Cao Ly, Nhật Bản, Việt Nam v.v..

Về phương Nam, thì gọi là Nam Phương hay Nam tôn Phật Giáo, hay Tiểu Thừa Phật Giáo, hay Nguyên Thủy Phật Giáo, gồm có những nước: Tích Lan, Miến Ðiện, Thái Lan, Ai Lao, Cao Miên, Nam Dương v.v...

Nhưng hiện nhờ sự giao thông tiện lợi và kinh điển được trao* dồi khắp các nước, nên sự chia rẽ giữa Bắc tôn và Nam tôn không còn được rõ ràng như trước: trong Ðại Thừa vẫn còn có Tiểu Thừa và trong Tiểu Thừa vẫn còn có Ðại Thừa.

Sự Lợi ích Của Ðạo Phật:

Mục đích của Ðạo Phật là đem lại những kết quả đẹp đẽ sau này cho chúng sanh: 

1. Chơn thường: Chúng sanh trôi lăn, lặn hụp trong biển sanh tử luân hồi; chúng sanh sống trong cảnh vô thường, khi trẻ khi già, khi lành khi ốm, khi sống khi chết...Ðạo Phật đem lại cho người tu hành một quả vị là không bao giờ bị luật vô thường nói trên chi phối.

2. Chơn lạc: Chúng sanh đang sống trong cảnh giới tối tăm, buồn tủi, khổ đau; nếu có vui cũng chỉ vui được trong chốc lát, như người khát, uống nước mặn vào, đỡ khát trong chốc lát, rồi về sau lại càng khát hơn lúc đầu. Ðạo Phật có mục đích đem lại cho kẻ tu hành một sự an vui toàn vẹn và bất tận.

3. Chơn ngã: Chúng sanh bị không biết bao nhiêu nghịch cảnh ở chung quanh chi phối, ràng buộc, như kẻ tù tội bị giam hãm trong ngục thất, không bao giờ được tự do hoạt động theo ý muốn của mình. Ðạo Phật có mục đích làm cho những người tu hành được giải thoát hoàn toàn ra ngoài những trói buộc nói trên, làm cho con người đầy đủ năng lực để thực hiện ý nguyện tốt đẹp của mình, và sống một cuộc đời an nhiên tự tại.

4. Chơn tịnh: Chúng sanh đang sống trong cảnh giới ô trọc, lấm láp trong bùn nhơ của cõi tục, từ trong tâm hồn cho đến ngoài thể chất. Ðạo Phật có mục đích làm cho người tu hành gạn lọc được bao nhiêu ô trọc của cõi đời, được sống một cuộc sống trong trắng, tinh khiết, không vướng chút bận nhơ của trần tục.

Không phải chỉ trong vị lai, Ðạo Phật mới đem lại lợi ích cho đời, ngay trong xã hội hiện tại, Ðạo Phật cũng đem lại nhiều lợi ích quý báu: 

- Ðạo Phật, nhờ tinh thần Từ Bi, làm cho xã hội, nhân loại thương yêu nhau hơn.

- Ðạo Phật, nhờ ánh sáng Trí Tuệ, làm cho xã hội, nhân loại bớt si mê lầm lạc, thấy được đâu là giá trị thật, đâu là phỉnh phờ, giả dối.

- Ðạo Phật, nhờ tinh thần Bình Ðẳng tuyệt đối, san bằng được những bất công của xã hội, nhân loại, và làm cho cảnh giới Ta Bà này được sáng sủa, an vui hơn.

Ðó là những lợi ích mà Ðạo Phật đem lại cho cõi đời.

 

DEPUIS QUAND LE BOUDDHISME EXISTE-T-IL ?

Si l'on se place du point de vue de l'essence des choses, le Bouddhisme existe depuis les origines du monde, (c'est-à-dire qu'il est impossible d'émettre une date, ni d'en fixer un commencement). Etant le caractère originel et clair des créatures vivantes, eux-mêmes, aussi dès qu'il y a eu la vie, il y eut le Bouddhisme. Comme les créatures vivantes existent depuis le temps infini, le Bouddhisme a, lui aussi, existé depuis lors. Mais si l'on se place du point de vue de l'histoire et des périodes déterminées de ce monde, le Bouddhisme existe depuis plus de 2500 ans, soit 544 ans avant la naissance de Jésus-Christ si l'on compte à partir de la mort du Bouddha SAKYAMUNI.

QUI A FONDE LE BOUDDHISME ?

Les fidèles du Bouddhisme doivent connaître la biographie du Maître qui a fondé la religion bouddhique. Voici les principaux repères de la vie du fondateur du Bouddhisme, le Bouddha SAKYAMUNI. Le Bouddha SAKYAMUNI fut le prince héritier du royaume de Kapilasvatu, situé dans le nord de l'Inde. Son père était le roi Suddhodana), sa mère la reine Maya.

Son nom de famille est GOTAMA (SK. GAUTAMA), son prénom Sidhartha, Sakya est un surnom, traduit en chinois par "Năng nhơn" qui signifie plein de mansuétudes; Muni, un autre surnom, qui signifie en chinois "Tịch mặc", le serein qui n'est touché ni par la douleur, ni par la joie; le paisible qu'aucune passion ne peut troubler, et qui, possédant tous les mérites, apporte le salut à lui-même et à autrui.

Dans son enfance, il manifesta une vive intelligence et des capacités extraordinaires. A l'âge adulte, confronté à la douleur humaine, l'impermanence du monde, il décida de quitter le foyer, choisit la vie religieuse, déterminé à chercher le chemin de la délivrance, pour lui et pour les autres, dans le dessein de conduire tous les êtres vivants jusqu'au rivage de la Sagesse.

Après six ans de vie ascétique dans les régions himalayennes, il constata que les mortifications du corps ne menèrent pas à la Vérité, il se rendit au mont Gaya, s'assit au pied d'un figuier et se fit cette promesse : "Tant que je n'aurai pas atteint la connaissance suprême, je ne quitterai pas cette place, dût ma chair se flétrir, dussent mes os se dissoudre", et c'est avec une telle volonté inébranlable qu'au bout de quarante neuf jours de méditation, il découvrit le vrai sens de l'univers, de la vie, et de la joie de l'Eveil.

Après cette révélation, il voyagea dans toute l'Inde pour prêcher sa doctrine, aider les êtres à transformer l'ignorance en sagesse, à se détacher de la souffrance et à trouver la joie. Tout le temps, pendant 49 ans, pareil à un très habile médecin qui diagnostique les maladies pour en prescrire les médicaments, il fut ainsi le guide de l'humanité sur le chemin du bonheur, il avait tracé à chacun la voie de la sagesse et de la délivrance. A l'âge de 80 ans, il rejoigna la Parinirvana (mourut) à Kusinara, dans la forêt de Sala, le quinzième jour du deuxième mois du calendrier lunaire.

EN QUOI CONSISTE LA DOCTRINE DU BOUDDHA ?

La doctrine de Bouddha se résume dans trois catégories d'ouvrages canoniques appelées :

   1. SUTRA (pali - Sutta) ou sermons,
   2. VINAYA ou disciplines,
   3. ABHIDHARMA (pali - Abhidhamma) ou discussions.

Les Sutras sont les recueils des paroles du Bouddha lorsqu'il enseignait à l'humanité la façon de se débarrasser des passions et de parvenir au Nirvana (p. Nibbana).

Le Vinaya est un code de discipline créé par le Bouddha à l'intention de ses disciples, en vue d'éviter le mal, de pratiquer le bien, de purifier corps et esprit.

L'Abhidharma constitue l'ensemble de livres composés, pour la plupart, par les disciples bouddhistes et où se trouvent commentés les sens mystérieux et merveilleux des Sutras, du Vinaya ou expliqués les caractères et les aspects des phénomènes, distingués les arguments valables ou non des doctrines. Ces commen-taires permettent ainsi au monde de ne pas se tromper dans le choix entre le bien et le mal, entre le vrai et le faux.

Ces trois ouvrages canoniques se divisent encore en deux catégories : celle du Mahayana ou Grand Véhicule, et celle du Hinayana ou Petit Véhicule. Le mot Véhicule comporte l'idée de transport. Ce qui signifie que le Bouddhisme a les même capacité qu'un véhicule qui peut transporter les êtres vivants du monde de poussières et des souffrances vers celui de la pureté, de la joie, de l'océan des douleurs, du cycle de renaissance au Nirvana, à la délivrance.

Le Grand Véhicule peut, comme son nom l'indique, transporter en même temps de nombreuses personnes. Par contre, le Petit Véhicule est semblable à une petite voiture qui ne transporte qu'un ou quelques passagers à la fois. Cette distinction en deux Véhicules vient du fait que les bases et les aspirations des créatures humaines ne sont pas semblables. Les personnes qui constatent que leur capacité ne peut libérer qu'elles-mêmes, comme un petit Véhicule ne peut transporter que quelques voyageurs, elles pratiquent la religion selon l'école du Hinayana.

Celles qui se sentent capables à la fois de se délivrer elles-mêmes ainsi les autres du cycle de renaissances, se promettent alors de guider soi-même et autrui jusqu'au Nirvana, comme un grand Véhicule transportant en même temps beaucoup de personnes.

Ces personnes là suivent l'école du Mahayana. Ayant conscience que la naissance et la mort sont des illusions, elles ne se contentent pas de jouir tranquillement de leur propre salut, mais travailler sans se lasser pour le salut des autres. Ayant reconnu que les autres créatures vivantes et elles-mêmes sont de même essence, elles ne peuvent donc être heureuses quand les autres créatures sont encore dans la souffrance et la douleur.

LA PROPAGATION DU BOUDDHISME.

 Après le parinirvana du Bouddha Sakyamuni, deux de ses grands disciples, Kasyapa (VN. Ca Diếp) et Ananda (VN. A-Nan) propageaient sa doctrine dans l'Inde. Ce fut la première période. Ensuite, une deuxième propagation fut conduite par les patriarches Nagarjuna (VN. Long-Thọ),  Asavaghosa (VN. Mã-Minh), et Asanga (VN. Thiện-Vô-Úy) et Padma-Sambhava (VN. Liên Hoa Sanh).

De l'Inde, le Bouddhisme se propageait lentement aux pays voisins, puis dans toute l'Asie, et enfin dans le monde entier. La diffusion prit deux chemins : celui du Nord et celui du Sud. En direction du Nord, on connait le Bouddhisme du Nord ou Bouddhisme Mahayaniste englobant le Népal, le Tibet, la Chine, la Mongolie, la Mandchourie, la Corée, le Japon et le Viet Nam etc...

En direction du Sud, on trouve le Bouddhisme Hinayaniste ou Bouddhisme originel, comprenant des pays comme le Ceylan (ou Sri-Lanka), la Birmanie, la Thaïlande, le Laos, le Cambodge, l'Indonésie, etc...

A nos jours, avec la facilité des communications et la confrontation des ouvrages canoniques de tous les pays, la séparation des Bouddhismes du Nord et du Sud tend à s'effacer et à ne plus être aussi nette qu'auparavant : dans le Grand Véhicule existent des éléments du Petit Véhicule et dans le Petit Véhicule se retrouvent des éléments du Grand Véhicule.

LES AVANTAGES DU BOUDDHISME.

Le but du Bouddhisme est d'apporter aux créatures vivantes les résultats bienfaisants ci-après :

1. La vraie permanence : Les créatures sont immergées dans l'océan des naissances, des morts et de renaissances. Elles vivent dans un monde d'impermanence: tantôt jeunes, tantôt vieilles, tantôt en bonne santé, tantôt malades, tantôt mourantes. Le Bouddhisme procure au fidèle une solution : celle ne jamais se laisser troubler par l'impermanence.

2. La vraie joie : L'être humain vit dans un monde de ténèbres, de tristesse et de souffrance. Si la joie lui est accordée, elle n'y est que passagère, juste que pour calmer un assoiffé par un verre d'eau salé qui le rend encore plus assoiffé. Le Bouddhisme vise à procurer au pratiquant une joie complète et sans fin.

3. Le vrai moi : L'homme est entouré et commandé par tant de situations contrariantes, contraignantes tel qu'un prisonnier enfermé dans sa prison, perdant toute liberté d'action. Le Bouddhisme a pour but de libérer totalement celui qui le pratique, des entraves ci-dessus, de le rendre capable de réaliser ses plus belles aspirations et de vivre une vie paisible et autonome.

4. La vraie pureté : La vie des êtres vivants se déroule dans un milieu impur, dans la boue du monde terrestre, l'esprit et le corps y sont plongés. Le Bouddhisme a pour but d'aider ses fidèles à épurer leur existence afin de vivre une vie nette, pure, propre, sans être atteinte par les souillures du monde.

Ce n'est pas seulement dans le futur que ces avantages seront procurés, mais dès à présent, dans la société où nous vivons, le Bouddhisme apporte déjà des biens précieux :

- Par l'amour et la compassion, il convie les sociétés et les êtres vivants à aimer les uns les autres.

- Par l'intelligence et la sagesse, il nous apprend à réduire le nombre des erreurs dues à l'ignorance, à savoir où se trouve la vraie valeur, et où sont le mensonge et la fausseté.

- Par son esprit de parfaite égalité, il aplanit toutes les injustices sociales et humaines et rend ainsi ce monde plus lumineux, plus doux, plus gai. 

Tels sont les avantages que le Bouddhisme apporte à l'existence humaine. En résumé, ces précieux avantages ne nous seront jamais accordés si nous ne savons étudier et pratiquer le Bouddhisme selon les enseignements du Bouddha.

C- Kết Luận: C- Conclusion

Những lợi ích nói trên quý báu như thế, nhưng sẽ không bao giờ đến với chúng ta, nếu không học và hành theo Phật.

1. Học Phật: Ðức Phật mặc dù là một đấng xuất phàm, thông minh xuất thế, nhưng khi xuất gia Ngài cũng phải học hỏi đêm ngày, hao tốn sức biết bao nhiêu, mới phát huy ra được cái giáo lý nhiệm mầu để lại cho chúng ta. Vậy chúng ta muốn trở thành một Phật tử chân chính thì trước tiên là phải học hỏi như Phật. Chúng ta không chỉ học trong giáo lý của Ngài mà còn học qua đời sống, đức hạnh, hành vi của đời Ngài nữa.

2. Hành theo Phật: Nhưng học mà không tập, không hành, thì chẳng khác gì cái đãy đựng sách, chữ nghĩa kinh sách chất chứa thật nhiều, mà chẳng có ích lợi gì cả. Vậy nên học phải đi đôi với hành. Chúng ta phải cố gắng thực hành cho được những điều đã học, làm cho được những điều mình thấy là hay là phải. Phật đã làm gì, chúng ta phải tập làm lại; Phật đã có những đức tánh Từ, Bi, Hỷ, Xả, Hoan Hỷ, Tinh Tấn, Thanh Tịnh...chúng ta cũng cố gắng thực hiện cho được những đức tánh ấy.

Có như thế, mới khỏi hổ với hai tiếng Phật tử và mới gọi là đền đáp trong muôn một, ân đức sâu dày của đức Từ Phụ Thích Ca.

 

1. Etude du Bouddhisme : Bien qu'il eût eu des dons surnaturels, une intelligence supérieure, le Bouddha avait dû, une fois "prise la retraite du monde", étudier et méditer nuit et jour, dépensant sans compter force et santé, avant de parvenir à découvrir sa merveilleuse doctrine dont nous avons recueilli l'héritage. Donc, si nous voulons devenir de bons disciples, nous devons en premier lieu apprendre et étudier comme il l'avait agi. Nous devrons étudier non seulement les enseignements du Bouddha, mais aussi ses faits et gestes, ses mérites et les événements de sa vie. 

2. Pratique du Bouddhisme : L'étude, sans la mise en pratique, rend l'étudiant semblable à un sac rempli de livres, un amas de connaissances accumulées sans aucune utilité. L'Etude doit être complétée par la pratique. Nous devons nous appliquer à accomplir ce que nous trouvons rationnel, juste. Nous devons nous exercer à mettre en pratique ce que Bouddha avait fait. Nous devons nous efforcer de réaliser les vertus de Bouddha : l'Amour universel, la Compassion, la Sympathie pour la joie d'autrui, la Persévérance, la Pureté...

 C'est seulement ainsi que nous n'aurons pas à rougir en prétendant être Bouddhistes et que nous aurons rendu une part infime de notre gratitude à notre père SAKYA.

 separateur.gif (356 octets)