Mùa Phật Đản 2542 - 1998
Tập san
Kỷ yếu 20 Năm thành lập GĐPT Linh Sơn
separateur.gif (356 octets)

 Trở về Mục Lục

Mục Đích của Gia Đ́nh Phật Tử
Và Ư Nghĩa Hoa Sen.

 

LTS: Nhân dịp ngày kỷ niệm 20 năm GĐPT Linh Sơn, chúng tôi trích đăng: "Mục đích của Gia đ́nh Phật tử, ư nghĩa huy hiệu Hoa sen" trong quyển Phật Pháp (chương tŕnh của Gia Đ́nh Phật Tử Việt nam) do các Thầy Thích Minh Châu, Thích Thiện Ân, Thích Đức Tâm, Thích Chân Trí biên soạn để cống hiến các bạn Phật tử bốn phương, hầu hiểu rơ hơn đường lối sinh hoạt của Gia đ́nh Phật tử, đồng thời cũng làm tài liệu cho các GĐPT nào chưa có mà học hỏi trau dồi thêm.


Mục đích của Gia Đ́nh Phật Tử
- đào tạo những Phật tử chân chánh và
- cải tạo đời sống theo chân tinh thần Phật giáo.

I- Đào tạo những Phật tử chân chánh
Một Phật tử chân chánh là một Phật tử quy y Phật, Pháp, Tăng, giữ giới phát nguyện, và thực hành năm hạnh Tinh tấn, Hỷ xả, Thanh tịnh, Trí huệ và Từ bi.

1 - Phật tử quy y Phật, Pháp, Tăng: Nghĩa là tôn Phật, Pháp, Tăng làm thầy, trọn đời quy ngưỡng, y chỉ Phật, Pháp, Tăng, lời nói, ư nghĩ, việc làm đều cố gắng noi theo Phật, Pháp, Tăng, tất cả đều hướng về mười phương Tam bảo. Phật tử không theo Thượng đế, tà sư, ngoại đạo, tà giáo, không theo bè đảng độc ác, phàm tục.

2 - Phật tử giữ giới đă phát nguyện : Nghĩa là triệt để giữ những giới luật mà ḿnh đă phát nguyện lănh thọ. Như trong năm giới mà Phật đă chế ra cho người Phật tử tại gia, Phật tử có thể tùy theo hoàn cảnh và khả năng của ḿnh mà phát nguyện giữ một giới, hai giới, hoặc ba, bốn giới, hoặc nguyên giữ cả năm giới. Điều quan trọng nhất là nếu đă phát nguyện giữ giới nào th́ phải triệt để giữ giới ấy, đừng có tái phạm. Nếu sơ ư mà phạm giới th́ phải sinh ḷng hổ thẹn, chí thành làm lễ sám hối, rồi cầu xin giữ lại.

3- Phật tử sống theo năm hạnh Tinh tấn, Hỷ xả, Thanh tịnh, Trí huệ, Từ bi :
a- Tinh tấn: Nghĩa là luôn luôn mạnh dạn tiến bước trên con đường Đạo, tích cực diệt tính tham lam, ích kỷ, sự giận dữ, ḷng thù hận, sự si mê, ngu tối, dốt nát. Bất cứ lúc nào và bất cứ ở đâu, Phật tử cũng phải cố gắng t́m mọi cách để ban vui, cứu khổ cho chúng sinh, để chuyển biến trần gian đau khổ thành một cơi tịnh độ an vui.
Tượng trưng cho hạnh Tinh tấn là Đức Bổn sư Thích Ca Mâu Ni. Ngài đă hy sinh tất cả, từ hạnh phúc gia đ́nh cho đến danh vọng, quyền tước, ngôi báu, Ngài đă từ bỏ tất cả để dấn thân đi t́m con đường cứu khổ cho chúng sinh. V́ mục đích cao thượng này mà Ngài đă mạnh dạn, tinh tấn, dấn ḿnh trong non cao rừng thẳm để t́m Đạo sáng, để nỗ lực tu ép xác sáu năm trường, đến nỗi thân h́nh chỉ c̣n là da bọc xương, rồi sau đó lại lập chí vững như núi, chắc như kim cương, thề rằng nếu chưa t́m ra được Đạo Giác Ngộ th́ không rời khỏi chỗ ngồi dưới gốc cây Bồ Đề. Thành Đạo rồi, Ngài vẫn không ngại tŕnh độ chúng sinh thấp kém, Ngài nỗ lực đem đạo lư nhiệm mầu ra dạy dỗ chúng sinh, dùng đủ mọi cách để chỉ bày cho chúng sinh hiểu được chân lư, sống với chân lư, xa ĺa tất cả mọi khổ đau, phiền muộn. V́ giải thoát cho chúng sinh, v́ an lạc cho chúng sinh, mà măi cho đến lúc già yếu, Ngài vẫn mạnh dạn tiếp tục cứu khổ cho chúng sinh, không hề tỏ ra mệt mỏi, không hề dừng nghỉ.
***Một thiếu niên, thiếu nữ, một Phật tử sống theo hạnh tinh tấn là luôn cố gắng học theo gương sáng của Phật Thích Ca, đặt hạnh phúc, an vui của chúng sinh lên trên hạnh phúc, an vui riêng tư của ḿnh. Phật tử tinh tấn thực hành các hạnh Hỷ xả, Thanh tịnh, Trí huệ, Từ bi từng giây từng phút, Phật tử cố bỏ tính lười biếng, nhác nhớm, từ bỏ sự biếng nhác trong bổn phận, sự lười biếng không chịu tiến bước trên con đường cứu khổ chúng sinh, chứng nghiệm chân lư.
b - Hỷ xả: Nghĩa là luôn luôn vui vẻ, hoan hỷ làm cho mọi người, mọi loài vui vẻ, là sống buông xả, hy sinh.
Khi gặp chuyện buồn, dữ, hoặc bệnh tật, tai nạn, Phật tử b́nh tĩnh t́m cách giải quyết tốt đẹp vẹn toàn, Phật tử không than khóc, chán nản, không buông xuôi, lo buồn, sợ hăi . Khi thấy người khác làm việc lành, người khác được khen ngợi, danh dự...Phật tử hoan hỷ, vui vẻ tán dương, khen ngợi, không bao giờ tỏ ư ganh ghét, tức bực. Lúc thấy người gặp việc buồn khổ, Phật tử nên t́m cách khuyên giải, giúp cho họ phương tiện tốt để giải quyết, để chấm dứt sự đau buồn đó, hay nói một cách tổng quát, nên t́m mọi cách để ban vui cứu khổ cho mọi người, mọi loài. Phật tử gặp người khác xúc phạm ḿnh sẽ không tức giận, căm thù, đánh đập, mắng nhiếc họ. Trái lại, Phật tử dùng lời từ ḥa giảng giải cho họ trở nên thiện lương, tử tế. Nếu không làm cho họ hối cải được th́ tốt nhất là nên tạm thời nhẫn nhịn, rồi t́m phương cách khác tốt đẹp hơn. Nói tóm lại, Phật tử phải không cố chấp, phải rộng lượng, bao dung, biết nhường nhịn, biết hy sinh cho mọi người, mọi loài.
Hỷ xả không phải là vui đùa cười nói ồn ào. Hỷ xả là đức tính của một tâm hồn trong sạch, yêu đời thương mọi loài, điềm tĩnh, biết hy sinh. Một thanh niên, thiếu nữ sống theo hạnh hỷ xả là có một gương mặt tươi trẻ, một cặp mắt trong sáng, một nụ cười hiền ḥa, và trong thân hầu như tỏa ra một sức mạnh khiến mọi người hoan hỷ, an vui.
Tượng trưng hạnh hỷ xả là đức Phật Di - Lặc, vị Phật của tương lai, vị Phật có ḷng thương rộng lớn, cao cả, có một gương mặt luôn luôn tươi cười, hoan hỷ, bao dung.
c- Thanh tịnh: Nghĩa là ư nghĩ, lời nói, việc làm đều trong sạch, là sống một cuộc đời giản dị, trong trắng, thanh cao.
Trong sạch trong thân thể là thân thể sạch sẽ, tóc tai gọn gàng tử tế, áo quần chỉnh tề, bao giờ cũng vậy, không luộm thuộm bê bối.
Trong sạch trong lời nói là không nói lời giả dối, độc ác, thêu dệt, chải chuốt, không nói hai lưỡi. Phật tử chỉ nói lời thành thật, ngay thẳng, lời từ ḥa, giản dị, lời an vui cho mọi người, mọi loài.
Trong sạch trong ư nghĩ là không có tính tham lam, sân hận, si mê, là có tư tưởng trong sạch, chân chánh, là có sự hiểu biết đúng sự thật, đúng giáo lư giác ngộ, gây lợi ích cho chúng sinh.
Trong sạch trong việc làm là có cử chỉ, hành động chính đáng, lương thiện, có lợi ích, an vui cho mọi người, mọi loài.
Sống giản dị là sống trong sạch, giản dị, đạm bạc, không phung phí, xa hoa, phù phiếm.
***Một thiếu niên, thiếu nữ sống theo hạnh Thanh tịnh là thân thể, quần áo luôn luôn gọn gàng, sạch sẽ, tề chỉnh, lời nói, ư nghĩ, việc làm luôn luôn trong sạch và sống một cuộc đời giản dị, thanh bạch.
Tượng trưng cho hạnh Thanh tịnh là đức Phật A-Di-Đà, một đức Phật có ánh sáng vô biên, có đời sống dài vô lượng, có công đức thanh tịnh không kể xiết, và cảnh giới mà đức Phật A-Di-Đà hiện đang hóa độ chúng sinh là thế giới Cực-Lạc, một thế giới hoàn toàn trong sạch, đẹp đẽ trang nghiêm.
d- Trí huệ: Là hiểu biết đứng đắn, cùng khắp tất cả.
Hiểu biết đứng đắn là hiểu biết đúng như sự thật, sự vật như thế nào th́ hiểu đúng như thế ấy, không thiên lệch, không sai lầm.
Hiểu biết cùng khắp nghĩa là hiểu biết rộng răi, hiểu biết tất cả. Đạo Phật là đạo Trí tuệ, người Phật tử là người thực hành hạnh Trí tuệ.
***Một thiến niên, thiếu nữ sống theo hạnh Trí huệ là phải học cho thông thạo ngành ḿnh theo học ở trường, phải t́m hiểu chân lư của cuộc đời, t́m hiểu đạo lư nhà Phật, phải học cho thông chương tŕnh giáo lư của Gia Đ́nh Phật Tử, phải thực hành thiền định bằng những phương pháp thích hợp.
Tượng trưng cho hạnh Trí tuệ là Bồ-tát Văn-Thù Sư-Lợi, một vị Đại Bồ Tát có trí tuệ bực nhất, tiêu biểu cho trí căn bản, và thường thay thế đức Phật khai mở tri huệ cho mọi loài.
e- Từ bi: Là ban vui cứu khổ cho mọi loài.
Ban vui là ban rải sự an vui cho mọi loài. Như chỉ bày giáo lư cho người được sự an vui trong đạo pháp, như tặng cho người khác những món quà vật chất hoặc tinh thần, như dùng những lời nói ḥa nhă, dịu dàng giảng dạy đạo lư, làm cho người khác được an vui v,v...
Cứu khổ là trừ diệt những nỗi khổ cho mọi loài, mọi người. Đạo Phật là đạo Từ bi, người theo đạo Phật phải là người thực hành hạnh ban vui cứu khổ. Từ việc nhỏ như cứu một con vật gặp nạn, giúp một chén cơm cho người đói khát, cho đến những việc giúp nước, cứu dân, t́m những giải pháp tốt đẹp để đưa dân tộc, thế giới đạt đến ḥa b́nh, an vui, tự do, trong sạch, công bằng, giải thoát, tất cả đều là sứ mạng thiêng liêng của người Phật tử.
Tượng trưng hạnh Từ bi là Bồ-Tát Quán-Thế-Âm, một vị Bồ-Tát chuyên cứu khổ, cứu nạn cho mọi người, mọi loài, luôn luôn thương tưởng cứu giúp cho tất cả chúng sinh.

 
II - Cải tạo đời sống theo chân tinh thần của đạo Phật
Đă sống theo Đạo Phật, Phật tử có bổn phận chuyển hóa cuộc đời của ḿnh, của người thân thuộc, của bạn bè, xóm giềng, và rộng ra của tất cả mọi người, mọi loài, làm cho tất cả đều được sống trong an vui, trong trí huệ, trong tự do, giải thoát. Nói cách khác, Phật tử sống đúng tinh thần Bi, Trí, Dũng, và t́m mọi cách giúp cho mọi người có đủ khả năng và điều kiện vật chất cũng như tinh thần để sống đúng với tinh thần Bi, Trí, Dũng.
Có hai đối tượng chính mà Phật tử phải cố gắng cải thiện cho ḿnh và cho người, làm cho ḿnh và cho người từ bỏ đời sống dục vọng, thù hận, ngu tối, làm cho tất cả có đời sống trong sạch Từ bi, Trí tuệ. Về hoàn cảnh, Phật tử cố gắng cải cách xă hội, xây dựng một xă hội lành mạnh, no ấm, tự do, công bằng, trong sạch. Một trong lư tưởng cao đẹp nhất của Phật tử là biến trần gian xấu xa nhơ nhớp thành một thế giới trong sạch, tươi đẹp, mà trong đó mọi người sống trong Từ bi, trong Trí huệ. Mỗi Phật tử đúng nghĩa phải là một sức mạnh tái tạo, một sức mạnh cảm hoá, sức mạnh chuyển hoá mọi người, mọi loài bất cứ ở đâu, bất cứ lúc nào.
Nói tóm lại, Phật tử phải là sức mạnh xây dựng con người và xây dựng cuộc đời./.


separateur.gif (356 octets)
 


Huy hiệu Hoa sen
 
Huy hiệu của Gia Đ́nh Phật Tử là dấu hiệu tṛn, nền màu xanh lá mạ, giữa có hoa sen trắng tám cánh.

1- H́nh tṛn tượng trưng cho đạo Phật viên dung, hoàn toàn, vô ngại

2- Sen trắng tượng trưng cho ánh sáng của trí huệ hoàn toàn (giác ngộ), và cho ánh sáng của hạnh Thanh tịnh hoàn toàn (giải thoát).

3- Tám cánh chỉ rơ mục đích của Gia Đ́nh Phật Tử:
   *Năm cánh trên chỉ cho các hạnh
     - Tinh tấn
     - Hỷ xả
     - Thanh tịnh
     - Trí huệ
     - Từ bi
   *Ba cánh dưới chỉ cho
     - Phật
     - Pháp
     - Tăng

4- Mầu xanh là màu tương lai, màu hy vọng, màu của Thanh Thiếu niên Phật tử ./.

 

separateur.gif (356 octets)