Mùa Phật Đản 2542 - 1998
Tập san
Kỷ yếu 20 Năm thành lập GĐPT Linh Sơn
separateur.gif (356 octets)

 Trở về Mục Lục

Lời phát biểu
của anh Cựu Trưởng Ban
Ban Hướng Dẫn GĐPT Linh Sơn

anh Minh Thiện Trần Hữu Danh

 
Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.

Kính bạch Ḥa Thượng Tăng Thống Giáo Hội Phật Giáo Linh Sơn.
Kính bạch chư Ḥa Thượng, Thượng Toạ, Đại Đức, Tăng, Ni .
Kính thưa quí vị, và các anh em đoàn viên GĐPT Linh Sơn thân mến.

Chúng tôi được duyên lành sinh hoạt trong GĐPT Linh Sơn từ năm 1977 đến năm 1987, tức là từ lúc GĐPT Linh Sơn chưa được chính thức thành lập. Chắc có vị sẽ thắc mắc không biết chúng tôi làm ǵ sau đó. Chúng tôi quan niệm rằng GĐPT không phải là cứu cánh mà chỉ là phương tiện giúp chúng ta vượt qua một đoạn đường đời. Do đó sau thời gian học hỏi trong GĐPT Linh Sơn, chúng tôi nhận thấy cần bước qua giai đoạn nghiên cứu và học hỏi về giáo lư.

Hôm nay được hân hạnh tham dự lễ 20 năm thành lập GĐPT Linh Sơn, chúng tôi xin được tŕnh bày cảm nghĩ của tôi về GĐPT Linh Sơn theo những kinh nghiệm và học hỏi của chúng tôi như sau:

- Thân người khó được: Đă là Phật tử, chúng ta đều biết chúng ta hiện đang sống trong dục giới gồm có các loài chúng sanh là trời, người, a-tu-la, địa ngục, ngạ quỷ và súc sanh. Trong đó chỉ có loài người là dễ tu tiến nhất. Các chúng sanh ở cơi trời sung sướng quá nên khó tu. Các chúng sanh khác khổ quá cũng khó tu. Chỉ có con người là có nhiều điều kiện và phương tiện để tu tiến nhất. Do đó các bậc đại Bồ-Tát trước khi thành Phật đều trở lại cơi người. Chúng ta đă được may mắn có được thân người th́ không nên bỏ lỡ dịp rất uổng. V́ con người tu tiến cũng dễ mà sa-đọa cũng mau. Con người đều có những lư tưởng cao đẹp và những dục vọng thấp hèn. Nếu biết cố gắng thực hiện những lư tưởng cao đẹp th́ tiến lên mau; nếu cứ chạy theo những dục vọng thấp hèn th́ xuống cũng mau.

- Phật pháp khó gặp: Phật pháp nhằm mở mang trí tuệ con người và giúp con người đạt đến chơn-lư tuyệt đối. Thế nên Phật pháp bao gồm và vượt xa các môn học khác như vật lư, hóa học, sinh vật, thiên văn, tâm lư, xă hội, kinh tế, chính trị, vân vân. Chúng tôi xin dẫn một vài ví dụ. Như câu "Sắc bất dị không, không bất dị sắc; sắc tức thị không, không tức thị sắc" cho chúng ta biết không có giới hạn giữa vật chất và không-vật-chất (la matière et la non-matière) và cũng cho biết vũ trụ (le cosmos) không có giới hạn, muốn biết rơ hăy xem kỹ 2 chương (hay quyển) đều trong kinh Lăng Nghiêm. Chỗ khác Phật bảo khi chẻ lân trần (la plus petite particule de la matière) ra th́ lân trần sẽ thành hư không. Thế mà mấy năm gần đây các nhà vật-lư học mới bắt đầu khám phá ra điều đó. Và c̣n một số nhà thiên văn chủ trương thuyết big-bang và cố t́m xem ranh giới của vũ-trụ ở chỗ nào. Người có học Phật thấy rơ những giả thuyết đó hoàn toàn vô lư.
Ngoài ra nếu biết "sắc tức thị không, không tức thị sắc" th́ không c̣n ḷng ham muốn danh vọng, giàu sang... Đă không tham-dục th́ không giận-tức. Đă không giận tức th́ mới sáng suốt giải quyết mọi công việc, th́ việc ǵ không được kết quả tốt đẹp.

Thế nhưng trên thế gian nầy có biết bao người suốt đời không hề biết Phật pháp là ǵ. Có biết bao người VN suốt đời chưa một lần niệm "Nam mô A-Di-Đà-Phật". Chúng ta đă có duyên lành với Phật pháp, nên cố gắng t́m học, không nên bỏ qua.

Học Phật pháp không phải dễ: Người mới bắt đầu học Phật pháp thường gặp ba trở ngại lớn sau đây:
a- Từ ngữ: Trong kinh Phật thường có đầy dẫy những tiếng Phạn (Sanscrit, Pâli) và tiếng Hán-Việt, khi th́ dịch âm, khi th́ dịch nghĩa, làm cho người mới học không thể hiểu và sanh ḷng chán nản nếu không được thiện-tri-thức giảng-giải.

b- Cùng một chữ mà trong kinh nghĩa khác, ngoài đời nghĩa khác: ví dụ như hai chữ "chân" (thiệt) và "vọng" (giả, không thiệt). Người đời thường nói một vật có thật khi chúng ta có thể trông thấy hoặc sờ mó được như cái bàn, cái ghế. Trái lại theo trong Kinh th́ một vật có thật khi vật đó thường c̣n, không bao giờ thay đổi; vậy cái bàn, cái ghế là những vật không thật có v́ chúng bị hư hoại theo thời gian.

c- Do thành kiến và thói quen của người đời: Cái biết của người đời là do ư thức phân biệt hay/dở, phải/quấy, tốt/xấu, lớn/nhỏ, dài/ngắn, lâu/mau... Phật bảo đó là cái biết sai lầm, không đúng sự thật; muốn biết được thật tướng của mọi vật, phải dùng con mắt trí huệ và xa ĺa tất cả mọi ư thức phân biệt. Nhưng đối với người đời, nếu xa ĺa ư thức phân biệt th́ không c̣n ǵ để biết và không c̣n ǵ gọi là cái biết nữa (Muốn biết rơ phần nầy xin xem hai chương đầu trong Kinh Lăng- Nghiêm).

Khi đă hiểu rồi cần phải bền chí và dũng mănh tu hành: Trong Kinh thường nói: một chúng sanh muốn thành Phật phải tu-tập vô số kiếp, nhiều như số cát sông Hằng. Nhưng Phật cũng dạy rằng: tất cả chúng sanh đều có Phật tánh, nếu biết lương thiện và quyết chí tu hành đúng cách th́ chắc chắn sẽ thành Phật.

Các anh chị em đoàn viên GĐPT thân mến, là đoàn viên GĐPT, chúng ta đang đứng trước cửa một kho tàng vô cùng quư báu, các anh chị em hăy mạnh dạn gơ cửa, quư thầy cô sẽ sẵn sàng mở cửa cho các anh chị em bước vào.

Nhân dịp lễ 20 năm thành lập GĐPT Linh Sơn, chúng tôi xin cầu nguyện hồng ân Tam Bảo và chư vị thiện-tri-thức hộ tŕ cho GĐPT Linh Sơn nói riêng và GĐPT nói chung được Bồ-đề tâm kiên cố, Bi Trí Dũng tṛn đầy để mạnh tiến trên đường tự giác giác tha.

Nam mô Thường-Tinh-Tấn Bồ-Tát Ma-ha-tát.

separateur.gif (356 octets)